Điện Biên xây dựng xã hội học tập bằng 50% nguồn xã hội hóa

GD&TĐ - Tuy còn nhiều khó khăn, song Điện Biên đã huy động được hơn 50% kinh phí để hỗ trợ các Trung tâm học tập cộng đồng. Nguồn vốn trên đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập.

Một bữa ăn trưa của học sinh tại điểm trường Mầm non Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, Điện Biên
Một bữa ăn trưa của học sinh tại điểm trường Mầm non Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, Điện Biên

Nội dung trên được đề cập tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc tổng kết Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoan 2012 – 2020”, diễn ra vào sáng nay 18/6.

Huy động mọi nguồn lực

Theo thông tin từ UBND tỉnh Điện Biên, hàng năm, đơn vị này đã chỉ đạo Sở Tài chính thực hiện phân bổ kinh phí hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn để triển khai các hoạt động thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020” (Đề án 89).

Từ năm 2016 – 2020, tổng kinh phí triển khai để thực hiện Đề án tại địa phương là gần 34 tỷ đồng. Trong đó, nhà nước cấp gần 17 tỷ, số còn lại huy động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, giai đoạn 2015 – 2020, Hội khuyến học địa phương này đã chi 7,88 tỷ đồng dành trao học bổng và hỗ trợ lũ lụt. Từ năm 2012 – 2020, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã thành lập được 96 loại quỹ khuyến học, khuyến tài, các học bổng, giải thưởng, với số tiền trên 6 tỷ đồng.

Trong điều kiện là tỉnh nghèo, nguồn ngân sách hạn hẹp, bên cạnh sự hỗ trợ của doanh nghiệp, cộng đồng và các đoàn thể, Điện Biên cũng lồng ghép thực hiện nhiều chương trình, dự án. Trong đó, kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là gần 47,5 tỷ đồng (giai đoạn 2015 – 2019). Kinh phí thực hiện Phổ cập giáo dục – Xóa mù chữ từ Chương trình MTQG GD&ĐT 7,5 tỷ đồng. Chương trình Xây dựng nông thôn mới 14 tỷ đồng.

Các đại biểu tại điểm cầu Điện Biên
Các đại biểu tại điểm cầu Điện Biên

Xây dựng 8 Đề án thành phần

Căn cứ kế hoạch của tỉnh, 100% các sở, ban, ngành, đoàn thể địa phương đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao để đạt được mục tiêu Đề án.

Ngoài nhiệm vụ chung, đã có 8 Đề án thành phần do các đơn vị liên quan xây dựng, tổ chức triển khai, như: “Xóa mù chữ đến năm 2020”, “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015 – 2020”; “Truyền thông về xây dựng xã hộ học tập”; “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; “Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020”; “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, công nhân lao động tại các doanh nghiệp, gia đình, dòng họ, cộng đồng"…

Trên cơ sở triển khai các đề án, đến nay tỉnh Điện Biên đã đạt chuẩn xóa mù mức độ 2. Địa phương này cũng duy trì phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi tại 129/129 đơn vị hành chính cấp xã. Đồng thời, Điện Biên cũng đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2 và chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

Nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học cho các tỉnh vùng cao Tây Bắc là rất lớn
Nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học cho các tỉnh vùng cao Tây Bắc là rất lớn

Thống kê cho thấy, tỉnh có 84,4% cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Trên 90% cán bộ, công chức được bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ theo quy định. 89% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định.

Bình quân mỗi năm Điện Biên có hơn 8.000 lao động được tham gia học nghề; 75,7% sau học xong có việc làm ổn định; 82,01% công nhân lao động tại các doanh nghiệp có trình độ THPT…

Với những thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án 89, dịp này Điện Biên có 2 tập thể và 2 cá nhân được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…