Nhà tài trợ cho vụ bê bối Watergate
Chính “những người thợ ống nước” này đã đột nhập vào khách sạn Watergate, mở màn cho vụ bê bối khiến Nixon liêu xiêu.
Nixon không thể chi trả cho “thợ nước” của mình bằng quỹ tiền lương của chính phủ, và từ khi các quyên góp dành cho chiến dịch tranh cử kết thúc, ông ta cũng không thể sử dụng nguồn này để trả lương cho đơn vị này. Chính vì thế, Hội đồng Tái cử Tổng thống (CREEP) của Nixon bắt đầu kêu gọi quyên góp tiền mặt trái phép, và tất nhiên số tiền này được giữ bí mật.
Năm 1972, Vesco gặp Bộ trưởng Bộ Thương mại Maurice Stans và thỏa thuận sẽ đưa một vali chứa 200.000 USD tiền mặt (tương đương với 1 triệu USD ngày nay) để sử dụng chi trả cho vụ đột nhập Watergate cũng như quá trình che giấu vụ việc sau đó. Đổi lại, Nixon chính thức đồng ý sẽ gây sức ép với SEC.
Nhưng Nixon đã thất bại trong việc gây sức ép với SEC. Vesco buộc phải chạy trốn. Trong một bản ghi âm, người ta có thể nghe thấy Nixon nhấn mạnh rằng khoản quyên góp (của Vesco) không phải là sự hối lộ vì “ICC đã không nhận được gì cả! Chúng tôi đã kết tội họ”. Phần sau của bản ghi âm, Nixon được báo cáo rằng Vesco “sẽ tới Costa Rica và sẽ mua Tổng thống ở đó”. Phản ứng của Nixon khá gay gắt, trong đó có đoạn gọi Vesco là “đồ rẻ tiền”.
Quả thật, Vesco cũng tới Costa Rica và hứa hẹn sẽ đầu tư 42 triệu USD ở đây. Vesco sống trong một tòa nhà phức hợp nguy nga, còn chính phủ Costa Rica đã ưu ái ban hành một lệnh đặc biệt cấm dẫn độ Vesco.
Trong suốt 20 năm sau đó, du thuyền của Vesco đi khắp Trung Mỹ và vùng biển Caribe. Cứ ở nơi nào mà sức ép yêu cầu dẫn độ tăng đến mức nguy hiểm là ông ta lại chuyển sang nước khác. Từ Costa Rica, Vesco tới Bahamas và cũng tung tiền ra chi phối đảng cầm quyền PLP. Sau đó, Vesco tới Antigua, nơi được điều hành bởi dòng tộc Bird khét tiếng tham nhũng. Khối tài sản khổng lồ mà ông ta đã ăn cắp khiến Vesco trở nên bất khả xâm phạm.
Trong quá trình di chuyển, Vesco vẫn tiếp tục các hoạt động tội phạm và tận hưởng cảm giác nô đùa với luật pháp Mỹ. Vesco qua mặt một kế hoạch bắt cóc của FBI tại sân bay Bahamia. Khi chính phủ Mỹ tịch thu du thuyền, Vesco gửi người tới lấy trộm lại. Vesco nói với chính phủ Libya rằng ông ta cũng có thể làm y như thế với 8 chiếc máy bay của nước này bị chính phủ Carter giam giữ (tuy nhiên, người Libya đã “chào thua” trước cái giá 30 triệu USD mà Vesco đòi hỏi).
Tại Bahamas, Vesco sống ngay cạnh ông trùm Carlos Lehder của cartel Medellin và bắt đầu dính líu tới buôn lậu ma túy và vũ khí. Đó cũng là khi Vesco ngây ngất với ý tưởng tìm kiếm một đất nước riêng – một thiên đường thuế, nơi các tội phạm “cổ trắng” được chào đón. Sau khi thất bại trong việc mua Azores, Vesco cố gắng mua đảo Barbuda để thành lập cái gọi là “Vương quốc Aragon”, một trung tâm rửa tiền và buôn lậu ma túy.
Đến năm 1982, hết chỗ để ẩn náu, Vesco được thu xếp tới Cuba và chi trả 50.000 USD/1 tuần để được bảo vệ. Tại đây, Vesco gặp người bạn cũ là Donald, cháu của Richard Nixon. Hai người cùng tài trợ để phát triển “thần dược” Trioxidal, thứ mà họ tuyên bố là có thể chữa được ung thư, AIDS và… cảm cúm, thậm chí còn cho phép con người sống lâu trăm tuổi. Fidel Castro đã không bị mê hoặc bởi thứ phù hoa này và Vesco nhanh chóng bị bắt. Sau một thập kỷ ngồi tù, Vesco sống lặng lẽ ở Havana cho đến khi qua đời năm 2007 – một bằng chứng rõ ràng cho thấy rõ ràng “thần dược” Trioxidal đã không hiệu quả.