ISRAEL-Miền đất hứa của những người vô gia cư

GD&TĐ - Những người vô gia cư ở Israel được quan tâm khá nhiều: được mặc quần áo ấm và bố trí sống ở khách sạn, được hào phóng tặng bữa ăn tươi miễn phí cùng những khoản trợ cấp khá lớn. Do đó trong bối cảnh như vậy số người vô gia cư ở Israel tăng dần theo từng năm.

ISRAEL-Miền đất hứa của những người vô gia cư

Tại Israel việc chăm sóc những người vô gia cư, có thể nói là quá nhiều, song ít nhất có hơn một nửa trong số toàn bộ đặc quyền và lợi ích được nhà nước cung cấp cho những người vô gia cư vẫn không có người nhận.

Ngay từ 30 năm trước trên các đường phố của Israel thực tế là không thể gặp người vô gia cư, nhưng vào năm 90 khi làn sóng di cư bắt đầu từ các nước thuộc Liên xô cũ thì tình thế đã thay đổi rất nhiều.

Theo thống kê trong năm 2015 những người hồi hương chiếm hơn một nửa tổng số người vô gia cư của Israel- nhiều người trong số họ sống tại đây không có người thân và thực tế không nói tiếng Do Thái.

Theo ghi nhận trong nước chỉ có khoảng 3000 người vô gia cư, nhưng người đại diện của các trung tâm phục hồi chức năng Israel nói rằng con số này là rất thấp và số thực tế cao hơn 7-8 lần.

Trên thực tế thì những người bị tước đoạt nhà cửa sống ở các thành phố lớn: Jerusalem, Haifa, Ashdod và Tel Aviv, và có gần 1/3 số người vô gia cư sống ở Tel Aviv.

Vào mùa hè, nơi đây cũng đang trở thành nơi cư ngụ của cư dân đường phố Mecca: những người vô gia cư từ khắp mọi nơi trên đất nước đã đến đây để tìm một công ty và kiếm một chút tiền trong thời gian khách du lịch đổ về.

Gần một nửa số người vô gia cư lạm dụng rượu cồn, 20% nghiện ma túy, nhưng mỗi người trong số họ có cơ hội được cai nghiện miễn phí. Tuy nhiên, không có nhiều người muốn làm điều này: trong các khóa học cai nghiện chỉ có 1/4 số người nghiện đến đây, thậm chí con số này cũng không chính xác.

Theo lời của bác sỹ Avi Uri từ trung tâm cai nghiện tại Bat-Yam thì tỷ lệ thực tế những người điều trị là thấp hơn nhiều.

“họ không uống rượu trong khi điều trị nhưng sẽ mua rượu gần như ngay lập tức sau khi bước ra cổng - bác sỹ giải thích. - Những người vô gia cư tại Israel khác với người vô gia cư ở các nước khác, ở đây thực tế là họ không bị áp lực tâm lý ảnh hưởng. Họ không cảm thấy bị bỏ rơi bởi vì họ biết là khi gặp phải tình cảnh khó khăn họ sẽ không bị bỏ rơi”.

Tại Israel quả thực là những người vô gia cư được nhiều người giúp đỡ - không chỉ là những người tình nguyện mà còn cả chính quyền.

Thí dụ, theo luật thì họ được hưởng trợ cấp cho thuê một căn hộ trong thời hạn 4 năm: trong hai năm đầu số tiền này là khoảng 1200 shekel/tháng (khoảng 800.000 VNĐ), đến năm thứ ba là 1000shekel, sang năm thứ tư chỉ còn khoảng 900shekel nhưng không phải ai cũng thích dùng đến quyền lợi này: ở đây khí hậu tốt gần như quanh năm cho phép họ bình thản ngủ qua đêm trên ghế đá ở trung tâm thành phố hoặc trong công viên.

Khi trời bắt đầu lạnh hơn thì những người vô gia cư sẽ được đề nghị những phương án khác, kể cả chỉ là tạm thời, nhưng dẫu sao cũng có nơi ở.

Trước hết đó là những nhà nghỉ mà người vô gia cư không chỉ có thể ngủ qua đêm trong những điều kiện thoải mái mà còn được ăn các món nóng. Tất nhiên, không có những thức ăn cầu kỳ nhưng đó là đồ ăn hoàn chỉnh mà bạn không thể nấu được trên đường phố.

Các nhà chức trách không tỏ ra bất lực ngay cả khi không đủ chỗ cho tất cả mọi người và họ giải quyết vấn đề tại địa phương mà không nói đến việc thiếu nguồn lực để giải quyết.

Vài năm trước ở Jerusalem, thành phố đã thuê hàng chục phòng trong khách sạn địa phương, còn các công chức đã đi khắp thành phố để đề nghị những người vô gia cư qua đêm trong một căn phòng khách sạn thoải mái.

Một mặt thì cách tiếp cận như vậy thật đáng ngưỡng mộ, song Bộ trưởng An ninh xã hội Israel Haim Kaz vẫn coi đó việc là vô ích.

“Mùa đông chúng tôi quan tâm để đảm bảo cho những người đó có đồ ấm, bữa ăn nóng và thuốc men. Nhưng đó không phải là lối thoát - ông Kaz nói - số người vô gia cư tăng lên không ngừng và chúng tôi cần giải quyết vấn đề này với ý nghĩa toàn cầu chứ không phải ở mức cung cấp quần áo ấm và thực phẩm”.

Và trong khi các bộ trưởng còn đang nghĩ đến việc đưa tất cả những người vô gia cư tới đâu thì họ đã tự di chuyển khắp thành phố mà không e ngại bất cứ điều gì. Ở Israel không ai có quyền đuổi những người như vậy hoặc yêu cầu họ đến đường phố hoặc một quận khác, mà mọi người đang tìm kiếm một nơi để người đó cảm thấy thoải mái nhất.

Tất nhiên là cảnh sát có những quyền hạn như vậy nhưng họ chỉ có thể sử dụng quyền đó nếu thấy có mối nguy cơ phạm tội. Cũng không có việc cấm dựng lều thường xuyên, vì thế không hiếm gặp các lều vải trong các công viên và sân bãi.

Ở Israel thậm chí những người vô gia cư không có quốc tịch cũng vẫn sống bình yên cho đến khi họ sa vào nạn trộm cắp hoặc bắt đầu xâm phạm sự yên tĩnh của những người khác.

Để kiếm tiền sinh sống, người vô gia cư thường ăn xin-trên các con phố không ít khi gặp những người đang ngủ, bên cạnh là chiếc hộp khất thực.

Một số người đi đến “điểm” của mình như đi làm việc và họ không cho phép những người vô gia cư khác - “những đối thủ cạnh tranh” đến gần đó. Nếu có ai muốn làm việc thực sự thì anh ta luôn có thể tìm được một chỗ và kiếm được 100 shekel bằng việc quét đường hoặc lau chùi nhà cửa.

Chính vì việc kiếm tiền ở Israel không khó mà người vô gia cư địa phương ít khi bị đói và cũng chính vì thế mà tại đây số người này mỗi năm một tăng.

Trên thực tế bất kỳ cư dân đường phố nào cũng được cung cấp loại rượu rẻ tiền và đồ ăn nhẹ vào mọi lúc: thậm chí nếu không đủ tiền chỉ cần họ hỏi là chủ cửa hàng và quán cà phê lúc nào cũng đãi họ rau quả hoặc thức ăn đường phố.

Ông Saul 51 tuổi đã sống trên đường phố cách đây nửa năm, mặc dù thực sự thờ ơ đối với tương lai của bản thân, cho đến nay ông vẫn cố gắng để có một lối sống bình thường, thậm chí còn dùng điện thoại di động.

“Tôi không bao giờ nghĩ rằng điều này là dễ dàng- việc ở trên đường phố -Saul kể - Người Haredimđã quen sống trong đói nghèo và thói quen này đã dẫn dắt tôi”. Khi vợ ông qua đời, Saul còn lại với 6 đứa con và cuối cùng chúng đi làm con nuôi của các gia đình.

Khi không thể trả tiền thế chấp thì ông bị đuổi ra khỏi căn hộ. Thoạt đầu ông làm việc trong cửa hàng thực phẩm địa phương và sống trong căn phòng ở phía sau nhưng đến mùa đông ông bị đuổi việc và thậm chí không còn một mái che trên đầu.

Saul nói rằng cộng đồng Haredim đã nhìn nhận một cách tiêu cực sự chỉ trích của ông về lối sống của họ “an phận nghèo và vô trách nhiệm” và ông đã chuyển đến phố Dizengof sống tại đây được nửa năm.

Trong thời gian này Saul đã sống bên những khu nhà đang xây dựng, dưới bầu trời quang đãng trong công viên và nhà thờ địa phương, nhưng ông không hề thấy hối tiếc. Ông làm các công việc lặt vặt và kể cho những người qua đường tốt bụng về câu chuyện của mình và vì thế thỉnh thoảng họ cho ông vài shekel.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ