Indonesia "khoe" kho vũ khí mới với thế giới

Indonesia đã “khoe” rất nhiều vũ khí mới trong cuộc diễu binh thường niên vào ngày 07/10 vừa qua. Sự xuất hiện của nhiều khí tài mới được xem là câu trả lời của Jakarta trước những căng thẳng gần đây trên biển Đông.

Tàu hộ tống tên lửa lớp Bung Tomo của Indonesia trong buổi diễu binh Máy bay trực thăng
Tàu hộ tống tên lửa lớp Bung Tomo của Indonesia trong buổi diễu binh Máy bay trực thăng

Cuộc diễu binh được tổ chức nhằm kỉ niệm 69 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang Indonesia (TNI) và chia tay cựu Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, trước khi ông chính thức hết nhiệm kì vào cuối tháng 10 này. 

Ông Yudhoyono đã từng có thời gian hoạt động và mang đến hàm đại tướng trong quân đội Indonesia. Sau khi đắc cử Tổng thống vào năm 2004, ông Yudhoyono đã thúc đẩy việc cải cách và hiện đại hóa TNI.

Apache AH-64E, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard, hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield do Rheinmetall chế tạo và pháo tự hành KH179 155mm là những vũ khí được phô diễn. 

Một số tàu chiến hải quân mới mua cũng tham gia vào cuộc diễu hành. Các tàu tuần tra lớp PC – 43, KCR – 40 , tàu tên lửa tấn công nhanh KCR – 60M và 3 tàu hộ tống tên lửa lớp Bung Tomo cũng xuất hiện trong buỗi diễu hành.

Dưới thời Tổng thống Yudhoyono, ngân sách quốc phòng của Indonesia đã tăng một cách đáng kể từ 1,7 tỷ USD năm 2005 lên gần 7,4 tỷ USD tính theo giá trị hợp đồng đến hết năm 2015. 

Đáng chú ý nhất trong danh sách khí tài được mua là các tàu ngầm tấn công lớp Chang Bogo của Hàn Quốc, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard của Đức và trực thăng tấn công Apache AH-64E từ Mỹ.

Indonesia đã không ngần ngại tiết lộ sẽ triển khai một số khí tài mới mua, trong đó có trực thăng Apache đến quần đảo Natuna. Khu vực này nằm trên đường tiếp giáp vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia với Brunei, Malaysia và Việt Nam phía nam biển Đông.
Trước sự cứng rắn của Trung Quốc trong nỗ lực khẳng định chủ quyền trên biển Đông, Indonesia thấy được nguy cơ những hòn đảo trong Natuna sẽ trở thành nơi xung đột tiềm tàng. Tại đây, các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh các đảo của Indonesia lại trùng lắp với “tuyên bố chín đoạn” của Trung Quốc trên biển Đông.
Theo plo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ