ICH đưa chuẩn tiếng Anh Cambridge vào hệ 9 + Cao đẳng

GD&TĐ - Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau THCS là một bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp.

Sinh viên Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM trong giờ học- Ảnh minh họa
Sinh viên Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM trong giờ học- Ảnh minh họa

Với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo, đặc biệt là vốn tiếng Anh cho học sinh sau khi ra trường, giúp các em dễ dàng hòa nhập với thị trường lao động trong khu vực Đông Nam Á, Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM (ICH) chính thức áp dụng chuẩn Tiếng Anh Cambridge vào hệ 9 + Cao đẳng vào trường và dạy hoàn toàn miễn phí cho học sinh.

Không chỉ đưa chuẩn Tiếng Anh Cambridge vào hệ 9 + Cao đẳng, ngày 19/9 tới, ICH cũng sẽ tỗ chức buổi hội thảo cùng chủ đề trên, (tại Hội trường 4.1 của Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM, địa chỉ 460 D Kinh Dương Vương, P An Lạc A, Bình Tân, TPHCM) với thành phần tham dự là phụ huynh, học sinh, giáo viên chủ nhiệm của các trường THCS, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn TPHCM.

Với thành phần khách mời là những diễn giả nổi tiếng như: TS Nguyễn Đức Nghĩa- nguyên Phó giám đốc ĐHQG HCM, Đại diện NXB ĐH Cambridge… phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo sẽ hiểu sâu hơn về chương trình ý nghĩa này.

Được biết, Hệ 9 + Cao đẳng là một hướng đi mới tại Việt Nam hiện nay, tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại của các nước có nền giáo dục tiên tiến.

Theo đó, sau THCS nếu học sinh chọn học chương trình này sẽ tiết kiệm thời gian học, sớm xác định tương lai. Quá trình học, các em sẽ trải qua hai bậc học Trung cấp và Cao đẳng, học song song với các môn văn hóa hệ giáo dục thường xuyên.

Đích cuối cùng là lấy một lúc hai bằng: bằng THPT và bằng Cao đẳng chính quy. Như vậy, sau 3,5 năm (khoảng 18,5 tuổi) các em vừa trang bị được kiến thức văn hóa vừa hình thành được tay nghề vững chắc và học liên thông Đại học ngay. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?