HS Trung Quốc bị stress nặng do áp lực học

HS Trung Quốc bị stress nặng do áp lực học

Theo một nghiên cứu quốc tế về áp lực đối với giới trẻ Trung Quốc, trẻ em khoảng 6 tuổi ở Trung Quốc đang bị stress trầm trọng ở trường học vì áp lực phải tận dụng được cơ hội của một nước Trung Quốc “mới”.

Một nghiên cứu khoa học tìm hiểu những HS từ 9 đến 12 tuổi ở phía đông Trung Quốc thấy rằng hơn 80% cho biết rất lo lắng về các kỳ thi, 2/3 sợ bị thầy cô phạt và gần ¾ sợ sự trừng phạt từ chính cha mẹ mình.

Từ khi còn rất nhỏ, trẻ em Trung Quốc đã phải chịu nhiều áp lực
Từ khi còn rất nhỏ, trẻ em Trung Quốc đã phải chịu nhiều áp lực

Cuộc nghiên cứu do giáo sư Therese Hesketh của trường ĐH London (UCL) đứng đầu trên thấy rằng cứ 3 trẻ em Trung Quốc thì có 1 em có “triệu chứng vật lý” về stress như như đau đầu, đau dạ dày…

Giáo sư Hesketh cho biết: “Stress ở thanh thiếu niên Trung Quốc đã được nói tới nhiều sau một vài trường hợp tự sát của HS trung học đáng chú ý, nhưng có ít nghiên cứu về trẻ em ở độ tuổi tiểu học. Vấn đề bắt đầu từ khi các em lên 6 tuổi – tuổi đi học và từ khi các em thấy mình được xếp hạng so với các bạn trong các kỳ thi hàng tuần. Điều này khiến các em ngày càng căng thẳng”.

Chính sách 1 trẻ em của Trung Quốc khiến cho nhiều em lớn lên trong sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và 2 bên ông bà nội ngoại, muốn chúng phải thành đạt trong một quốc gia có 1,3 tỉ người. Rất nhiều người đang giành chỗ vào ĐH, các công việc của nhà nước và những công việc mang tính cạnh tranh cao.

Thậm chí với các em, hàng núi bài tập về nhà và nhiều giờ hoạt động ngoại khóa không phải là hiếm khi các tầng lớp trung lưu mới muốn vươn lên để đứa con duy nhất của mình vượt trội hơn.

Tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, hệ thống GD có nhiều tiến bộ nhưng sự kỳ vọng vào thế hệ trẻ cũng tăng lên rất nhanh và điều này càng đặt thêm áp lực cho các em. Đây không phải là hiện tượng hiếm đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi như đã từng thấy ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cuộc nghiên cứu cho biết: “Sự khao khát của nhiều bậc phụ huynh, những người có ít cơ hội học hành đang đầu tư vào đứa con duy nhất của mình”. Các tác giả kêu gọi có hành động khẩn cấp để giảm bớt áp lực lên các em.

Đối với trẻ em nông thôn, áp lực lại theo cách khác. Bắt nguồn từ hệ thống GD truyền thống nhấn mạnh vào sự tuân thủ của Nho giáo. HS luôn phải vâng lời và ghi chép rất nhiều.

Một GV người Mỹ làm việc ở Trung Quốc trong 2 năm đã nói trên tờ Global Times của nước này rằng anh thấy những đứa trẻ ở đây ít có sáng kiến và thiếu kỹ năng giao tiếp. “Chúng là một thế hệ không phải được nuông chiều mà là thế hệ những người đi theo chứ không phải đi đầu…”.

Phương Hà (Theo Telegraph)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ