Hơn 100 cán bộ ở Điện Biên được tập huấn làm thi tốt nghiệp THPT

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngành Giáo dục Điện Biên vừa tổ chức tập huấn về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cho hơn 100 cán bộ, giáo viên.

Toàn cảnh buổi tập huấn.
Toàn cảnh buổi tập huấn.

Ngày 23/4, Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Tham dự có hơn 100 cán bộ, giáo viên của 33 trường THPT và 10 Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp địa phương.

Ông Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên phát biểu tại hội nghị.

Ông Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên phát biểu tại hội nghị.

Đại biểu được quán triệt, nghiên cứu các nội dung liên quan đến công tác tổ chức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Cụ thể như: Những điểm mới của quy chế thi; hướng dẫn tổ chức kỳ thi; lưu ý trong quá trình tổ chức thi...

Hội nghị cũng thông qua Dự thảo Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của Sở. Công tác ôn tập, ôn thi và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất; sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình; an ninh kỳ thi, an ninh thông tin mạng và công nghệ cao; hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý thi...

Cán bộ, giáo viên Điện Biên tham gia tập huấn làm thi.

Cán bộ, giáo viên Điện Biên tham gia tập huấn làm thi.

Ông Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh này cho hay, lớp tập huấn sẽ thẳng thắn phản ánh, nêu ra những khó khăn, vướng mắc đã có ở những năm trước mà chưa được tháo gỡ, khắc phục. Đồng thời dự báo những vấn đề có thể vướng mắc trong thực hiện quy chế và hướng dẫn thi năm nay. Trên cơ sở đó trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp, cách xử lý...

Nội dung tập huấn sẽ tiếp tục được triển khai cụ thể đến giáo viên, nhân viên và những người tham gia kỳ thi tại các nhà trường, trung tâm. Các trường và trung tâm có trách nhiệm sàng lọc, giới thiệu cán bộ, giáo viên làm thi có năng lực, trách nhiệm cao. Cùng tập trung cao nhất để hướng tới một kỳ thi nghiêm túc, công bằng, hiệu quả, tạo điều kiện nhất cho thí sinh.

Bám sát phương châm “4 đúng, 3 không”

Để hướng tới mục tiêu như mong muốn, Giám đốc Sở GD&ĐT địa phương này yêu cầu phải thực hiện phương châm “4 đúng, 3 không”. Trong đó 4 đúng bao gồm: đúng quy chế: quy trình; vị trí, chức trách nhiệm vụ và thời điểm.

Ông Đoạt ví dụ: “Quy chế yêu cầu có tủ đựng đề riêng, tủ đựng bài riêng thì phải thực hiện đúng vậy. Không có chuyện thấy tủ đựng đề chật mà linh hoạt bỏ bớt các túi đề sang tủ đựng bài như đã từng xảy ra một số Điểm thi kỳ thi trước. Các quy định của Bộ rất chặt chẽ, được nghiên cứu chi tiết. Cái gì cũng có lý do của nó, không tùy tiện thay đổi”.

Đối với cán bộ thanh tra, giám sát hoặc tất cả các thành viên tham gia làm thi thấy lãnh đạo Điểm thi làm không đúng quy chế thì phải có trách nhiệm góp ý, trao đổi, phản ánh ngay. Không để xảy ra rồi mới quy trách nhiệm cho nhau.

Cũng theo ông Đoạt, việc để sảy ra sai sót trước đây trong kiểm tra dữ liệu dự thi hầu hết là làm ẩu trong việc kiểm tra hồ sơ dự thi, thiếu các bước kiểm tra, xác nhận của học sinh, cán bộ phụ trách. Vì thế, đề nghị các nhà trường không giao phó hết cho một cá nhân trong việc quản lý dữ liệu đăng ký dự thi. Điều này rất dễ thiếu sót do một cá nhân không thể bao quát hết được. Phải có lãnh đạo nhà trường trực tiếp theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, kiểm soát.

Ba không theo lãnh đạo sở này nhắc đến, đó là: Không chủ quan; không tự xử lý các tình huống bất thường và không tạo áp lực thái quá. Ông Đoạt lưu ý với cán bộ, giáo viên tham gia làm thì: “ Cùng 1 việc, 1 tình huống, nhưng năm nay các đồng chí xử lý có thể khác năm ngoái. Đó là do chúng ta chịu tác động nhiều phía, như:: Bối cảnh xảy ra tình huống, tâm trạng cá nhân, kinh nghiệm, thậm chí có thể đưa ra cách xử lý không hiệu quả như những năm trước, để rồi “không hiểu sao lúc đó mình lại làm thế. Bởi vậy, tuyệt đối không chủ quan, cho rằng mình biết rồi...”

Giám đốc Sở nhấn mạnh những vấn đề bất thường có nghĩa là không bình thường, chưa có quy định cụ thể để giải quyết tình huống đó. Vì thế, cán bộ coi thi phải báo cáo cán bộ giám sát, cán bộ giám sát báo cáo trưởng điểm thi, Trưởng Điểm thi báo cáo lãnh đạo Ban Coi thi. Trường hợp cần thiết lãnh đạo Ban Coi thi báo cáo Ban Chỉ đạo thi. Nội dung báo cáo phải bao gồm cả đề xuất phương án giải quyết, bảo đảm tính kịp thời.

Ngoài ra,theo ông Đoạt cho hay thực tế đã từng có trường hợp giáo viên ký sai chỗ, không dám báo cáo lên Điểm thi để xử lý. Sau đó đổi giấy làm bài thi và yêu cầu thí sinh chép lại mà không thực hiện bù giờ dẫn đến thí sinh bị thiếu giờ làm bài, phải thi lại. Để tránh những tình huống tương tự, ông Đoạt quán triệt tinh thần, việc 100% không để xảy ra lỗi nào rất khó, quan trọng là tất cả các lỗi đều phải kiểm soát được. Vì thế, không để vì quá cầu toàn mà tạo ra áp lực cho người làm thi, rất dễ dẫn đến việc sai mà không báo cáo, gây hậu quả nghiêm trọng hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thái Nguyên khai mạc Mùa du lịch năm 2024.

Thái Nguyên khai mạc năm du lịch 2024

GD&TĐ - Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.