Hội thảo khoa học về quản trị tài chính Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

GD&TĐ - Trong hai ngày (11-12/7), tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) diễn ra Hội thảo khoa học về quản trị tài chính Khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhiều trường đại học lớn trên thế giới đến trực tiếp tuyển dụng các chức danh giảng viên, nghiên cứu viên tại hội thảo.

Các đại biểu tham gia hội thảo tại phiên khai mạc ngày 11/7. Ảnh: TDTU
Các đại biểu tham gia hội thảo tại phiên khai mạc ngày 11/7. Ảnh: TDTU

Hội thảo do Hiệp hội quốc tế về quản trị tài chính (Financial Management Association International: FMA) và TDTU đồng tổ chức.

Theo Ban tổ chức, các tham luận tại Hội thảo tập trung vào các xu hướng mới trong hoạt động tài chính toàn cầu cũng như các vấn đề đặc thù của nền tài chính Khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

Các vấn đề đang được quan tâm tại Việt Nam hiện nay như tiền ảo, thanh toán không dùng tiền mặt, tài chính cá nhân và tài chính gia đình… cũng được trình bày và thảo luận bởi các chuyên gia trong lĩnh vực. Hội thảo là cơ hội cho các nhà nghiên cứu và thực hành quản trị tài chính của Việt Nam tiếp cận với các chuyên gia đầu ngành của thế giới.

Với 130 báo cáo tham luận, Hội thảo được tổ chức thành 49 phiên chính thức diễn ra trong hai ngày 11 và 12. Bên cạnh các các phiên chính thức, phiên dành cho nghiên cứu sinh được tổ chức ngày 10/7.

Tại hội thảo, TDTU đã giới thiệu cơ sở dữ liệu về kinh doanh của Việt Nam cho các nhà khoa học đến từ các trường đại học trên thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên một trường đại học trong nước tự xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh doanh của các công ty ở Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học.

Quang cảnh hội trường diễn ra phiên khai mạc hội thảo
 Quang cảnh hội trường diễn ra phiên khai mạc hội thảo

TS Võ Văn Lai, Khoa Quản trị kinh doanh TDTU, Đồng chủ tịch chuyên môn của Hội thảo FMA 2019, chia sẻ với báo chí: “Đây là lần đầu tiên, một hội thảo quy mô quốc tế về tài chính do một hiệp hội chuyên ngành uy tín của Hoa Kỳ tổ chức trong khuôn viên một trường đại học của Việt Nam. Và đây cũng là lần đầu tiên tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, FMA tổ chức việc tuyển giảng viên cho các trường đại học trên thế giới.

Tại hội thảo, lần đầu tiên nhiều trường đại học trên thế giới đến Việt Nam tuyển dụng  giảng viên và nghiên cứu viên trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh như: ĐH Dongguk (Hàn Quốc), ĐH Nanhua (Đài Loan), ĐH Sunway (Malyasia), ĐH Sungkyunkwan (Hàn Quốc), ĐH Saxion (Hà Lan), ĐH Tomas Bata (Cộng hòa Séc), ĐH Kinh tế Prague (Cộng hòa Séc), và ĐH Văn hóa Trung Hoa (Đài Loan)…”.

TS Võ Văn Lai cũng cho rằng, cần thực hiện một số vấn đề để giới nghiên cứu tài chính của Việt Nam nâng cao vai trò của mình đối với cộng đồng thế giới.

Thứ nhất, các nhà nghiên cứu tài chính trong nước cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế. Thứ hai, các nhà nghiên cứu tài chính cần tham gia sâu rộng các vấn đề học thuật quốc tế như tham gia hội thảo, hội nghị, hay tham gia vào công tác phản biện, biên tập cho các tạp chí quốc tế.

Thứ ba, hàng năm giới nghiên cứu tài chính Việt Nam nên tổ chức một vài hội thảo quốc tế lớn ở trong nước với sự tham dự của các nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học hàng đầu thế giới và khu vực.Thứ tư, chúng ta nên có cơ sở dữ liệu đủ lớn về kinh tế - kinh doanh của Việt Nam nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.