Hé lộ hình ảnh thiết kế cây cầu hơn 2.500 tỷ đồng bắc qua sông Hồng

Thông tin từ Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội, theo quyết định của UBND TP Hà Nội, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, được xây dựng về phía hạ lưu sông Hồng, tim cầu nằm song song và cách tim cầu giai đoạn 1 là 21,25m.
Thông tin từ Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội, theo quyết định của UBND TP Hà Nội, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, được xây dựng về phía hạ lưu sông Hồng, tim cầu nằm song song và cách tim cầu giai đoạn 1 là 21,25m.
Cầu có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4km, mặt cắt ngang 19,25m (4 làn xe), chiều cao tĩnh không 11m. Điểm đầu tại Km0+840 (giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai), điểm cuối tại Km4+312,62 (giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường Cổ Linh)
Trụ cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đặt trên hệ thống móng cọc khoan nhồi đường kính 2m.
Dầm cầu được thiết kế dạng Super T bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 1.758m với sơ đồ nhịp (1x39+3x40)m +7x(5x40)m+ (4x40+1 x39)m.
Hé lộ hình ảnh thiết kế cây cầu hơn 2.500 tỷ đồng bắc qua sông Hồng ảnh 5
Hình ảnh cầu Vĩnh Tuy được hoàn thiện với 8 làn xe qua cả hai giai đoạn. Được biết, theo quy hoạch và thiết kế, cầu Vĩnh Tuy rộng 38m, dài 5,8km. Trong đó phần vượt sông dài 3,7 km, đường dẫn hai đầu 1,68km. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên năm 2009 Hà Nội mới khánh thành giai đoạn 1 với mặt cầu rộng 19m với kinh phí gần 3.600 tỷ đồng.
Việc đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nhằm hoàn thiện cầu Vĩnh Tuy theo đúng thiết kế quy hoạch trước đó và hoàn thiện toàn bộ đường vành đai 2 của TP Hà Nội, tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa Trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thành phố.

Theo baogiaothong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.