Hậu quả khôn lường khi trẻ bị trầm cảm

Trầm cảm có thể “đánh” vào bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh trầm cảm luôn khiến người bệnh chán nản, buồn rầu, ăn ngủ không ngon, không có hứng thú với cuộc sống hay học hành.

Hậu quả khôn lường khi trẻ bị trầm cảm

Bệnh trầm cảm ở trẻ không thể coi thường

Báo cáo Sức khỏe vị thành niên Thế giới 2014 nêu rõ trầm cảm là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tật và tàn tật ở độ tuổi vị thành niên (10-19 tuổi), quá nửa các rối loạn tâm thần xuất hiện trước tuổi 14 nhưng thường bị bỏ sót.

Theo Viện hàm lâm Tâm thần Nhi khoa Mỹ, khoảng 2% trẻ nhỏ và 4-8% vị thành niên mắc chứng trầm cảm, nghĩa là khoảng 6-10 % trẻ em nói chung mắc chứng bệnh này. Trung bình cứ 10 trẻ thì có một bị trầm cảm khi lên 16 tuổi.

Bệnh trầm cảm khiến trẻ thường xuyên lầm lì, ít nói

Trầm cảm ở trẻ em bao gồm các rối loạn cảm xúc như loạn khí sắc, trầm cảm điển hình hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Đây là bệnh sức khỏe tâm thần trầm trọng, có thể ảnh hưởng tới những trẻ rất nhỏ tuổi.

Trầm cảm có nguy cơ tái phát rất cao, đợt sau nặng hơn đợt trước và có thể dẫn tới toan tính tự tử, tự tử thành công. Trẻ em từng bị một đợt trầm cảm có nguy cơ bị đợt tiếp theo trong vòng 5 năm. Phát hiện sớm và can thiệp tốt là điều hết sức quan trọng ngay trong lần trầm cảm đầu tiên.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu bị trầm cảm sẽ có những dấu hiệu sau:

Trẻ thường xuyên khóc, đặc biệt là khóc nhiều vào bên đêm, khi ngủ thường hay giật mình và bị rối loạn giấc ngủ.

Trẻ bỏ bú hoặc bú ít đi.

Đối với trẻ từ 1-3 tuổi:Trẻ có biểu hiện chậm phát triển về nhận thức và hoạt động như trẻ chậm biết nói và biết đi.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm - Các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh trầm cảm ở trẻ em

Đối với trẻ lớn hơn sẽ có những biểu hiện như sau:

Trẻ buồn chán.

Trẻ ít nói, lầm lì thích ở một mình.

Thiếu sự tập trung và suy giảm trí nhớ: Biểu hiện cụ thể là trẻ thường xuyên quên làm bài tập, quên những việc được cha mẹ nhờ vả hoặc những nhiệm vụ được thầy cô giáo phân công. Đôi khi trẻ tỏ ra lơ đãng và không quan tâm tới những chuyện xung quanh.

Trẻ thường xuyên cáu gắt: gắt gỏng, càu nhàu, cố che đậy nỗi chán chường với người lớn đó là những biểu hiện dễ nhận thấy của trẻ bị trầm cảm.

Điều trị

Với trẻ trầm cảm mức độ vừa và nặng, tốt nhất là kết hợp liệu pháp tâm lý (ví dụ trị liệu nhận thức - hành vi) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như Prozac hay Zoloft.

Theo Gia Đình VN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ