Hàn Quốc: Nhân viên chăm sóc trẻ đình công

GD&TĐ - Mới đây, hơn 6.000 nhân viên trông trẻ ngoài giờ học tại các tổ chức giáo dục tiểu học Hàn Quốc đã đình công.

Một lớp chăm sóc trẻ sau giờ học ở tỉnh Gangwon vắng người do nhân viên đình công.
Một lớp chăm sóc trẻ sau giờ học ở tỉnh Gangwon vắng người do nhân viên đình công.

Động thái này được đưa ra nhằm phản đối kế hoạch của chính phủ trong việc chuyển giao quyền quản lý các chương trình chăm sóc trẻ em cho chính quyền địa phương.

Hơn 1/2 trong số khoảng 12.000 nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trên toàn quốc đã tham gia đình công. Họ yêu cầu rút lại “dự luật chăm sóc trẻ em cả ngày”, do cơ quan giáo dục soạn thảo. Dự luật bao gồm việc chuyển quyền giám sát hệ thống chăm sóc từ trường học sang chính quyền địa phương. Đây là điều mà các nhân viên chăm sóc khẳng định sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện làm việc của họ.

Hiện tại, mỗi trường tự giám sát dịch vụ của mình và thuê nhân viên trông trẻ. Nếu việc quản lý được chuyển giao cho chính quyền khu vực, các công ty tư nhân có thể sẽ được chỉ định nhận trách nhiệm.

Các nhân viên cho biết, sự quản lý của công ty tư nhân sẽ dẫn đến điều kiện làm việc tồi tệ và tình trạng việc làm không an toàn. Đồng thời, họ kêu gọi sự cải thiện môi trường làm việc. Lý do được đưa ra là, họ phải làm việc quá sức kể từ khi Covid-19 bùng phát.

Họ cũng yêu cầu mức lương ổn định thông qua bảo đảm cơ sở làm việc toàn thời gian 8 giờ/ngày. Hiện tại, 84% các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc là nhân viên hợp đồng được trả theo giờ.

Sau khi lo ngại về cuộc đình công, các trường học đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như: Hợp nhất một số nhóm chăm sóc, sử dụng các nhân viên tình nguyện của trường và yêu cầu phụ huynh hạn chế sử dụng dịch vụ trong ngày.

Tuy nhiên, tình trạng gián đoạn chăm sóc trẻ em có thể trở nên tồi tệ hơn vì các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cảnh báo, sẽ có nhiều cuộc đình công, nếu chính quyền không đáp ứng yêu cầu của họ.

Theo Korea Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.