Hải Phòng đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới

GD&TĐ - Trong kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số của ngành Giáo dục thành phố giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, Sở GĐ&ĐT Hải Phòng đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Sáng 29/12, tại Hội trường Sở GĐ&ĐT, ông Hoàng Minh Cường- Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng có buổi làm việc với ngành Giáo dục thành phố nghe báo cáo về triển khai chương trình chuyển đổi số của ngành Giáo dục thành phố giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030.

Tham dự chương trình có ông Nguyễn Sơn Hải- Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT; ông Bùi Văn Kiệm- Giám đốc Sở GD&ĐT TP; ông Phạm Quốc Hiệu- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP; cùng các trưởng, phó phòng liên quan của Sở GD&ĐT.

Nhiều nỗ lực nhưng còn hạn chế

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT TP, việc ứng dụng CNTT và công tác chuyển đổi số trong ngành giáo dục thành phố những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn một số tồn tại cần được giải quyết dứt điểm. 

Từ năm 2012, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã triển khai hệ thống Văn phòng điện tử S-office trong toàn ngành để gửi, nhận văn bản trên môi trường mạng Internet tới 100% các đơn vị giáo dục. Từ năm 2019 đến nay, toàn ngành triển khai hệ thống HP-eoffice, thực hiện liên thông các văn bản điện tử qua trục liên thông văn bản quốc gia với Bộ GD&ĐT, các cơ quan trung ương, các cấp trên địa bàn.

Từ năm 2018, Sở GD&ĐT phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT xây dựng và triển khai thành công hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành cho toàn ngành. Theo đó, Hải Phòng đã số hoá trên 800 cơ sở giáo dục; 23 nghìn giáo viên, nhân viên và trên 500 nghìn đều có mã định danh riêng gắn bó suốt quá trình công tác, học tập.

Hải Phòng sử dụng cơ sở dữ liệu ngành trong triển khai phần mềm quản lý trường học, sổ điểm điện tử, cổng thông tin điện tử ngành, hoạt động bồi dưỡng giáo viên...

Chuyển đổi số trong ngành Giáo dục thể hiện qua việc xây dựng các bài dạy trực tuyến, bài giảng e-learning, cấp trên 400.000 tài khoản MS team cho giáo viên học sinh dạy học trực tuyến.

Ông Bùi Văn Kiệm- Giám đồc Sở GD&ĐT TP Hải Phòng phát biểu tại Hội nghị
Ông Bùi Văn Kiệm- Giám đồc Sở GD&ĐT TP Hải Phòng phát biểu tại Hội nghị

Sở GD&ĐT TP thẳng thắn nhìn nhận, việc dạy học trực tuyến thời gian qua vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến theo Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT, việc dạy học trực tuyến mới chỉ dừng lại ở mức độ giáo viên và học sinh có thể giao tiếp với nhau qua mạng Internet.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi thực hiện chuyển đổi số trong dạy-học. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là số hoá, xây dựng, cập nhật học liệu số, thẩm định, chia sẻ học liệu số cần sự đầu tư lớn về nhân lực cũng như tài chính.

Mục tiêu cụ thể cho giai đoạn tiếp theo

Ngành Giáo dục TP  Hải Phòng xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, chất lượng quốc tế.

Lộ trình đến năm 2025, phấn đấu 100% đơn vị giáo dục ứng dụng CNTT trong quản lý, quản trị đồng bộ với hệ thống dữ liệu ngành. Đảm bảo hạ tầng thông tin cho giáo dục thành phố theo hướng đồng bộ. 100% đơn vị kết nối băng thông đủ rộng để triển khai các ứng dụng trực tuyến trên môi trường Internet; 100% học sinh được tiếp cận và học trực tuyến....

Từ đó, những nhiệm vụ cụ thể được ngành Giáo dục đặt ra như: đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của các đơn vị giáo dục; xây dựng văn bản hướng dẫn, điều hành; phát triển cơ sở dữ liệu giáo dục; xây dựng nền tảng số; đảm bảo an ninh mạng; phát triển nguồn nhân lực.

Cùng với đó là các giải pháp: xây dựng hệ sinh thái giáo dục; phát triển chính quyền số; tiếp tục triển khai đề án "Trường học thông minh", đề án hệ thống thư viện tiên tiến, hiện đại; xây dựng nền tảng số nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến; xây dựng các cơ sở dữ liệu giáo dục chuyên ngành giáo dục.

Tại buổi làm việc ông Nguyễn Sơn Hải- Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT nhận định, Hải Phòng là địa phương có nền tảng vững chắc về việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục, dạy và học. Đó là điều kiện thuận lợi để toàn ngành thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp để chuyển đổi số trong giáo dục tạo nên những đột phá trong giai đoạn tiếp theo.

Phó Chủ tịch UBND TP Hoàng Minh Cường cho rằng, qua nắm bắt thông tin thì toàn ngành Giáo dục đã có những thuận lợi cơ bản về việc ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và dạy học trực tuyến. Còn đó những khó khăn nhưng không phải là vấn đề lớn, vướng mắc lớn. Thành phố sẽ cho rà soát lại thiết bị, hạ tầng viễn thông đảm bảo chuyển đổi số, hy vọng năm 2022 sẽ giải quyết cơ bản. Với đơn vị trường học nào còn khó khăn, ngành Giáo dục trực tiếp báo cáo thành phố.

Ngành Giáo dục cần đưa ra những mục tiêu trọng tâm, điểm nhấn và lộ trình thực hiện, tránh dàn trải trong thời gian dài. Sở GD&ĐT cân nhắc, lựa chọn đưa vào ứng dụng những nền tảng CNTT phù hợp, đáp ứng nhu cầu, hướng tới sự hài lòng của giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.