Hai nữ sinh Quảng Bình nhặt được tiền tìm cách trả lại cho người đánh rơi

GD&TĐ - Sau khi nhặt được số tiền 7 triệu đồng, hai nữ sinh trường THCS Thượng Hóa đã giao nộp số tiền cho nhà trường để trả lại cho người đánh rơi.

Sau khi nhặt được tiền hai em Cẩm My và Trà My đã giao nộp số tiền trên cho nhà trường để gửi Công an xã Thượng Hóa tìm và trả lại cho người đánh rơi.
Sau khi nhặt được tiền hai em Cẩm My và Trà My đã giao nộp số tiền trên cho nhà trường để gửi Công an xã Thượng Hóa tìm và trả lại cho người đánh rơi.

Chiều ngày 12/10 ông Đinh Văn Giáo – Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa cho biết, hai nữ sinh học tại trường THCS Thượng Hóa vừa nhặt được số tiền 7 triệu đồng và đã nộp lại cho nhà trường, sau đó nhà trường đã bàn giao cho Công an xã để thông báo, xác minh, trả lại cho người đánh rơi.

Cụ thể, trước đó, vào chiều 11/10, em Nguyễn Ngọc Trà My (12 tuổi, thôn Quyền) cùng bạn là em Tạ Thị Cẩm My (12 tuổi, trú thôn Khai Hóa, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa) trên đường đi học tại trường THCS Thượng Hóa đã phát hiện một cục tiền 7 triệu đồng. Ngay sau đó, cả hai đã mang đến giao nộp cho nhà trường.

Hai em Cẩm My và Trà My có hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng không tham lam khi nhặt được số tiền lớn.
Hai em Cẩm My và Trà My có hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng không tham lam khi nhặt được số tiền lớn.

Sau khi nhận được số tiền từ 2 nữ sinh, nhà trường đã bàn giao cho Công an xã Thượng Hóa, để thông báo, tìm người đánh rơi và trả lại.

Trao đổi với phóng viên, cô giáo Cao Thị Kim Dung – Phó Hiệu trưởng trường THCS Thượng Hóa, cho biết: “Hai em Nguyễn Ngọc Trà My và Tạ Thị Cẩm My là học sinh của trường, hạnh kiểm và ý thức đạo đức của các em rất tốt, trong học tập đều rất nỗ lực và cố gắng.

Cả 2 đều có hoàn cảnh khó khăn. Gia đình Cẩm My bố mẹ ly hôn, mẹ thêm bước nữa, em sống với bà ngoại. Trong khi đó, mẹ Trà My cũng đi thêm bước nữa, em sống với ông bà ngoại, ông ngoại thì bị tai biến nằm liệt một chỗ”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.