Hà Nội lần đầu tiên ban hành quy tắc ứng xử nơi công cộng

11 hành vi không nên làm tại nơi công cộng được UBND TP.Hà Nội đưa vào Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Hà Nội lần đầu tiên ban hành quy tắc ứng xử nơi công cộng
Ha Noi lan dau tien ban hanh quy tac ung xu noi cong cong - Anh 1

Hà Nội lần đầu tiên ban hành Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng áp dụng cho người dân.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký quyết định ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố.

Theo đó, đối tượng áp dụng là các tổ chức, các cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bộ quy tắc gồm 4 chương và 14 điều, trong đó quy định về quy tắc ứng xử chung cũng như tại một số nơi công cộng cụ thể như vỉa hè, lòng đường; vườn hoa, quảng trường; trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn…

Cụ thể, những việc không nên làm tại nơi công cộng gồm 11 hành vi.

Đó là: Vi phạm nội quy, quy tắc nơi công cộng; nói to, gây ồn ào, mất trật tự; kích động, đe dọa, sử dụng bạo lực; nói tục, chửi bậy; xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác; hút thuốc, khạc nhổ, phóng uế tùy tiện; xả rác thải, chất thải trái nơi quy định; phá cây xanh, hoa, cỏ, xâm hại cảnh quan; tự tiện sử dụng không gian, phương tiện, công trình công cộng vào mục đích cá nhân, không đúng quy định; viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng; thả rông vật nuôi gây nguy hiểm, làm mất vệ sinh nơi công cộng; sử dụng vũ khí, chất gây nổ trái phép.

Tại vỉa hè, lòng đường người dân không nên: Chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; treo, đặt biển hiệu quảng cáo trái phép; đun, nấu, đốt lửa trên vỉa hè, lòng đường; tự ý thay đổi hiện trạng vỉa hè, lòng đường.

Tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo: Không nên thực hành, ủng hộ mê tín dị đoan; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, xâm hại lợi ích của tập thể, cá nhân; xâm hại cảnh quan, không gian tín ngưỡng, tôn giáo; mặc trang phục hở hang, không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây phản cảm.

Khi tham gia giao thông nên tự giác chấp hành luật giao thông; có thái độ, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện khi tham gia giao thông; cấp cứu người bị nạn, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông tới cơ quan công an; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy; đi đúng tốc độ, làn đường quy định; quan sát kỹ trước khi qua đường; nhường nhịn khi có va chạm trên đường.

Những việc được khuyến cao không nên làm gồm: Dừng, đỗ xe sai quy định; lái xe khi đã uống rượu bia; chở quá số người quy định; chở hàng hóa quá tải, quá khổ...

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.