GS.VS Phạm Minh Hạc: Giáo dục Thủ đô luôn là điểm sáng của cả nước

GD&TĐ - Là người con của Thủ đô Hà Nội, GS.VS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục nhận định: Kể từ năm 1945 đến nay, giáo dục Thủ đô Hà Nội được chia thành các giai đoạn khác nhau. Nhưng dù ở bất kỳ giai đoạn nào thì giáo dục Thủ đô vẫn luôn là điểm sáng nhất của nền giáo dục nước nhà.

Thủ đô Hà Nội luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt
Thủ đô Hà Nội luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt

Cái nôi đào tạo học sinh giỏi

Theo GS.VS Phạm Minh Hạc, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, Thủ đô là nơi hội tụ tinh hoa, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; do đó giáo dục cũng nhờ đó mà phát triển. Tại Việt Nam, Thủ đô Hà Nội không chỉ là “đầu tàu” trên các phương diện mà còn là “điểm đến” của các các tỉnh, thành trên cả nước đến tham quan, học tập kinh nghiệm trên lĩnh vực giáo dục.

GS Phạm Minh Hạc nhớ lại: Ngay từ năm 1908, Hà Nội đã có Trường Đại học Đông Dương dành cho 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Sau Cách mạng tháng 8/1945 thành công, ngày 15/11/1945, tại Giảng đường chính của Đại học Đông Dương (19 Lê Thánh Tông, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai giảng trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong buổi lễ long trọng ấy có sự hiện diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. GS Nguyễn Văn Huyên lúc đó đang giữ cương vị Tổng Giám đốc Đại học vụ kiêm Giám đốc Trường Viễn Đông Bác cổ đã đọc một bài diễn văn. Sau năm 1950, chúng ta có Trường Đại học Y khoa, Trường Đại học Sư phạm. Hà Nội trở thành nơi tập trung những trường đại học lớn. Điều này đã tác động đến hệ thống giáo dục phổ thông. Do đó giáo dục phổ thông của Hà Nội trong giai đoạn này cũng thuận lợi hơn các địa phương khác.

Đặc biệt, từ năm 1956, theo chủ trương Đảng, Nhà nước và của Chính phủ, chúng ta bắt đầu chú trọng phát triển đào tạo học sinh giỏi. Đầu tiên là các lớp chuyên Toán và sau này còn có cả Trường Chuyên Hà Nội

Đi lên từ gian khó, đến nay Thủ đô Hà Nội đã trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong cả nước. Đồng thời tiếp tục có những bước tiến mới trong thực hiện nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

 
GS Phạm Minh Hạc

Amsterdam. Từ đây, Hà Nội đã có học sinh tham dự các kỳ học sinh giỏi quốc tế. Đến năm 1987, hệ thống trường chuyên phát triển mạnh, mỗi tỉnh có một trường và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, không chỉ có học sinh Hà Nội đoạt giải, mà còn có học sinh đến từ nhiều tỉnh, thành, thậm chí có những tỉnh ở xa trung tâm cũng có học sinh đoạt giải. Những học sinh này hầu hết được học từ các trường chuyên. Vì vậy có thể nói, Hà Nội chính là cái nôi khai sinh ra loại hình đào tạo đặc biệt này và cũng là nơi đào tạo ra nhiều nhân tài, nhiều vị giáo sư, các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Nhà nước.

Cũng theo GS Phạm Minh Hạc, những năm đầu Thủ đô Hà Nội được giải phóng, đời sống kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Điều đó đã tác động đến hệ thống giáo dục của Thủ đô. Ngày ấy, ở các huyện ngoại thành chưa có trường cấp 3, nay là trường THPT. Tuy nhiên tinh thần hiếu học của nhân dân Thủ đô lúc nào cũng có. Phong trào xóa mù chữ cho người dân phát triển ở khắp các làng quê và được bà con nhân dân rất hưởng ứng.

Trước đó, ngày 8/9/1945, chúng ta đã có 3 Chỉ thị thực hiện ý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc xóa mù chữ. Tuy nhiên do điều kiện chiến tranh nên chủ trương này không được thực hiện thường xuyên, liên tục. Sau ngày hòa bình lập lại, chúng ta tiếp tục nối lại phong trào xóa mù chữ. Có thể Thủ đô luôn đi đầu trong phong trào xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.

Giáo dục đại học trong giai đoạn này cũng chưa phát triển, cả Hà Nội có khoảng 500 sinh viên. Sau năm 1956, Hà Nội có thêm Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Nông nghiệp. Sau đó lần lượt các trường khác ra đời.

GS.VS Phạm Minh Hạc. Ảnh: Sỹ Điền
  • GS.VS Phạm Minh Hạc. Ảnh: Sỹ Điền

Đi lên từ gian khó

Vượt qua bao gian khó, giáo dục luôn song hành cùng sự phát triển của xã hội, GS Phạm Minh Hạc hồ hởi nói: “Từ chỗ các huyện ngoại thành không có trường cấp 3 thì nay mỗi huyện đều có ít nhất từ 4 – 5 trường THPT. Từ chỗ cả Thủ đô có khoảng 500 sinh viên thì nay Hà Nội có khoảng 3 triệu sinh viên học tập và sinh sống với hàng trăm trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Đặc biệt, hệ thống trường lớp của Hà Nội, kể cả vùng ngoại thành đã được đầu tư khang trang, sạch đẹp”.

Tuy nhiên, theo GS Phạm Minh Hạc, thực tế cho thấy hệ thống trường lớp hiện nay chưa theo kịp với sự gia tăng dân số và phát triển về giáo dục. Hiện nhiều lớp ở Hà Nội có 50 – 60 học sinh, vì thế rất khó để đảm bảo chất lượng đồng đều ở tất cả các quận, huyện của Thủ đô.

“Phải khẳng định rằng, Thủ đô của chúng ta không thiếu những trường học tốt, những thầy, cô giáo giỏi, tâm huyết và cũng không thiếu những học sinh ưu tú, xuất sắc nhưng cơ sở vật chất thì đang thiếu. Chúng ta đang thiếu trường, lớp, thiếu phòng bộ môn và thiếu phòng thí nghiệm” - GS Phạm Minh Hạc trăn trở, đồng thời bày tỏ mong muốn, Thủ đô Hà Nội không những có nhiều học sinh giỏi, thầy cô giáo giỏi, mà còn phải đi đầu trên mọi phương diện, tiếp tục sản sinh ra các thế hệ nhân tài nối nhau, xứng đáng với truyền thống anh hùng và tinh thần hiếu học của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.