Kon Tum nêu nguyên nhân hơn 7.000 học sinh vắng mặt ngày đầu đến trường

GD&TĐ - Trong ngày đầu đến trường sau thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Kon Tum có hơn 7.000 học sinh vắng mặt.

Trong ngày đầu đến trường sau thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Kon Tum có hơn 7.000 học sinh vắng mặt. Ảnh minh hoạ.
Trong ngày đầu đến trường sau thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Kon Tum có hơn 7.000 học sinh vắng mặt. Ảnh minh hoạ.

Ngày 23/2, Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết, trong ngày đầu tiên học sinh quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19 địa phương có hơn 7.000 học sinh vắng mặt.

Cụ thể, ở bậc Tiểu học có tổng cộng 63.966 em học sinh, tỷ lệ học sinh đến lớp đạt 94,6%, vắng 3.454 em. Còn ở bậc THCS có tổng số 40.923 học sinh, vắng 3.625 em. Ở bậc THPT có 14.322 em học sinh, vắng 392 em.

Theo Sở GD&ĐT Kon Tum, trước và sau Tết Nguyên đán, ngành giáo dục đã tuyên truyền, vận động để các em đến lớp đầy đủ. Tuy nhiên các em học sinh vắng học trong ngày đầu quay trở lại trường chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh vắng học là do các em ở vùng sâu vùng xa, hoàn cảnh khó khăn nên phương tiện giao tiếp với giáo viên còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số em bị ốm nên gia đình chưa cho con em mình đi học. Ngoài ra, một số em theo bố mẹ lên nương rẫy nên "quên" đến lớp.

Sở GD&ĐT cho biết, hiện tại các cơ sở giáo dục, Phòng giáo dục và các trường đã có nhiều biện pháp để vận động, đưa học sinh ra lớp. Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục nắm bắt tình hình, hoàn cảnh của học sinh để có biện pháp hỗ trợ các em.

Theo Sở GD&ĐT Kon Tum, sau 3 khoảng ngày tỷ lệ chuyên cần của học sinh sẽ được đảm bảo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.