Giáo dục ở Macau

Giáo dục ở Macau

Năm 2009 toàn dân Macau long trọng kỷ niệm 10 năm (1999-2009) đặc khu được chuyển giao về Trung Quốc sau 154 năm thuộc lãnh thổ của Bồ Đào Nha.
Một lớp học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông tại Macau
Một lớp học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông tại Macau
Macau là bán đảo nhỏ hẹp, dân số ít. Diện tích của Macau là 29,2km, gồm 3 đảo: Bán đảo Macau (9,3km2), đảo Đăng Tử (6,7km2), đảo Lộ Hoàn (7,6km2) và khu đất lấn biển (5,6km2). Dân số của Macau là 552.000 người, trong đó người Hoa chiếm 97%, người Bồ Đào Nha chiếm 2% và người Thổ sinh (gốc lai) chiếm 1%. Macau là một trung tâm giao thương cảng biển quan trọng của thế giới. Với 29 sòng bạc hoạt động suốt ngày đêm Macau được coi là trung tâm đánh bạc và giải trí lớn trên thế giới. Không có quốc gia nào trên thế giới có sự giao thoa văn hóa Đông - Tây rõ nét như ở Macau thể hiện ở kiến trúc và cuộc sống hàng ngày. Trường học ở Macau phân bố đều ở ba đảo và chia làm hai loại: trường quan lập (công lập) và trường tư (tư lập). Ở Macau ranh giới giữa hai loại trường này rất rõ ràng. Trường Công lập là do nhà nước quản lý và cung cấp kinh phí có giới hạn cụ thể, nghĩa là không phát triển ồ ạt, tràn lan. Nói chung, giáo dục ở Macau là do các tổ chức xã hội, đoàn thể và tư nhân phụ trách. Toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục và coi đó là nhiệm vụ của nửa triệu dân Macau. Giáo dục là trách nhiệm của giáo hội, công hội, hội phố phường (Hội khu phố), hội phụ nữ (hội phụ liên), hội đồng hương và các đoàn thể từ thiện, cơ sở kinh doanh. Tính chất "xã hội hóa giáo dục" ở Macau hoạt động thiết thực và có hiệu quả. Các trường tư lập đều tự chủ về kinh phí, học chế, tài liệu (sách giáo khoa), tuyển sinh, thi cử, tuyển dụng và đãi ngộ giáo viên. Các quy định này đều thống nhất ở các cấp học, các trường học và nhà nước không can thiệp vào việc tổ chức thi và kết quả thi đều do nhà trường chịu trách nhiệm trước nhân dân và chính quyền địa phương. Do diện tích đất rất hạn chế nên quy mô của các trường tư lập tương đối nhỏ và không khuếch trương về hình thức mà chỉ chú trọng nội dung được coi trọng trong các trường công và tư lập. Ở Macau quy mô các trường công lập không lớn nhưng tổ chức rất hợp lý, cơ sở vật chất chủ yếu tập trung vào việc dạy và học. Ở bậc phổ thông trường công lập học sinh được miễn học phí. Kinh phí hoạt động của trường nhà nước đảm trách. Một điều rất đặc biệt là ở Macau học sinh ít thích học ở các trường công lập. Vì ở trường công lập ngoài Trung văn học sinh còn phải học Anh văn. Trong khi đó ở trường tư học sinh được học tiếng Quảng Đông và tiếng Bồ Đào Nha. Macau là một lãnh thổ có nền giáo dục "đa học chế” kết hợp hài hòa giữa giáo dục Tây phương (giáo dục Bồ Đào Nha) và giáo dục Đông phương (giáo dục truyền thống Trung Quốc), áp dụng học chế của Trung Quốc đại lục, học chế của Đài Loan, học chế của Hồng Kông và học chế của Bồ Đào Nha. Sách giáo khoa (gọi giao tài) và kế hoạch giảng dạy đều sử dụng Trung văn, Anh văn và Bồ văn. Tỉ lệ dùng tiếng Hoa trong chương trình chiếm tỉ lệ là trên 80%. “Bồi dưỡng nhân tài cho bản địa" là mục tiêu giáo dục hàng đầu và cấp bách hiện nay ở Macau. Giáo dục ở Macau chia làm ba loại: Đó là giáo dục chính quy, giáo dục đặc thù và giáo dục phi học chế. Trường đại học Macau là một trường đại học đa ngành. Hiện nay trường có 10 học viện, 30 chuyên ngành đào tạo cử nhân và 25 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ. Sinh viên của trường gần 5.000 người, chủ yếu là người Macau và một số ít là sinh viên người Hồng Kông. Đội ngũ giáo sư là người Macau và giáo sư thỉnh giảng từ Đại lục Hồng Kông, Đài Loan và các nước Âu - Mỹ. Khuôn viên của trường hẹp nên rất hạn chế việc rèn luyện thân thể và vui chơi giải trí. Trọng tâm chính của trường là đề cao chất lượng dạy, học và nghiên cứu khoa học. Ngoài trường đại học Macau, ở Macau còn có các cơ sở đào tạo cao bậc đại học, như Học viện Lý Công Macau, Trường cao đẳng quân sự bảo an Macau và Học viện du lịch Macau. Trường đại học công khai quốc tế Á châu mỗi năm đào tạo hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp có chất lượng cao. Hội giáo dục Trung Hoa Macau và trung tâm bồi dưỡng nghiệp dư liên kết với Trường Đại học sư phạm Hoa Nam và đại học Trung Sơn ở Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) cùng với Trường đại học Bắc Kinh đào tạo tại chức bậc đại học và cao học cho công chức, nhân viên nhà nước về trình độ chuyên môn và Hán ngữ hiện đại. Giáo dục Macau là một nền giáo dục "đa nguyên hóa kết hợp giữa "Đông và Tây", tiếp thu phương thức giáo dục tân tiến của Âu - Mỹ (cụ thể là giáo dục Bồ Đào Nha) với giáo dục Trung Quốc (đại lục), Hồng Kông và Đài Loan. Học chế cũng dựa vào học chế các quốc gia trên. Sau 10 năm trở về Trung Quốc giáo dục Macau không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng đào tạo. Nhà trường cách tân (đổi mới), thiết bị dạy học hoàn thiện, người dạy và người học đều có sự nỗ lực vượt bậc. Kỷ niệm 10 năm trở về cũng là dịp để người dân Macau tự hào về sự phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp giáo dục và cùng nhau xây dựng sự nghiệp này trong tương lai. Ngày nay nói đến Macau không chỉ là trung tâm giải trí đánh bạc và du lịch lớn của thế giới mà còn là một bán đảo có chất lượng giáo dục hoàn thiện và tuyệt mỹ.
H.S.H

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ