Phụ huynh Trung Quốc mong con được dạy kiến thức phòng vệ

Phụ huynh Trung Quốc mong con được dạy kiến thức phòng vệ

(GD&TĐ) - Hơn 90% phụ huynh Trung Quốc ủng hộ nhà trường giáo dục giới tính sớm cho trẻ - theo một nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn Tâm lí phụ nữ Maple kết hợp với báo Bắc Kinh News.

Tâm lí lo lắng muốn trẻ đặc biệt tăng cao sau hàng loạt vụ bê bối xâm hại tình dục trẻ em gần đây. Các câu hỏi khảo sát 107 trẻ em từ 6 đến 14 tuổi và hơn 1.100 phụ huynh qua internet cho thấy trẻ nhận được rất ít sự giáo dục từ nhà trường cũng như từ cha mẹ về giáo dục giới tính cũng như nhận thức và khả năng ứng phó với tình huống bị xâm hại tình dục rất kém.

Chỉ 8,3% phụ huynh biết chắc chắn rằng con họ được học giáo dục giới tính ở trường, trong khi 43,5% quả quyết không hề có các giờ học như vậy trong trường của con mình. Mặc dù 68,4% phụ huynh cho biết đã dạy kiến thức liên quan tới giới tính cho con họ nhưng chỉ 18,6% dám đi sâu tới những chi tiết cụ thể như làm thế nào để kêu cứu hoặc thoát khỏi tình huống bị xâm hại.

Trong khi 38% trẻ cho biết không có kiến thức gì về bảo vệ cơ thể và chỉ 37,9% phụ huynh “dám” dạy trẻ về những bộ phận riêng tư mà không ai có thể chạm vào.

Phụ huynh Trung Quốc cho rằng nhà trường đang dạy quá ít về GD giới tính cho học sinh
Phụ huynh Trung Quốc cho rằng nhà trường đang dạy quá ít về GD giới tính cho học sinh

Trong 20 ngày qua, 9 vụ xâm hại tình dục được truyền thông Trung Quốc đưa tin đã gây ra nỗi bất an trong phụ huynh Trung Quốc. Điều đáng lo là đa số những nghi phạm đều là giáo viên hoặc hiệu trưởng. Trong số đó, một giáo viên tiểu học tại tỉnh Hồ Nam và một giáo viên tại tỉnh Quảng Đông đã bị bắt giam vì cáo buộc lạm dụng nữ sinh. Trong một vụ việc khác, một gã đàn ông thất nghiệp và một trẻ 12 tuổi bỏ học bị bắt giam tại tỉnh Hồ Bắc vì cáo buộc xâm hại hoặc hiếp dâm 6 nữ sinh trong một trường nội trú.

Những vụ việc gây xôn xao kể trên chắc chắn sẽ làm nóng lại vấn đề dạy giáo dục giới tính trong trường học Trung Quốc. Nội dung giáo dục giới tính đã được đưa vào chương trình giảng dạy tiểu học từ cách đây vài năm nhưng không được sự hưởng ứng của dư luận do còn nhiều tranh cãi.

Năm 2011, dư luận Trung Quốc đã nổ ra nhiều tranh cãi về bộ sách cải cách về giáo dục giới tính có một chương liên quan tới nội dung “Con từ đâu đến” gồm những hình ảnh minh họa giới thiệu về quan hệ tình dục quá “lộ”. Bộ sách này bao gồm các nội dung: “Cơ thể của tôi”, “Phòng chống HIV”…, trong đó chương sách “Con từ đâu đến” đã bị các bậc phụ huynh phản đối gay gắt vì cho rằng những miêu tả trong đó quá tỉ mỉ, cụ thể tới mức thô tục như miêu tả cụ thể làm thế nào để người đàn ông đưa được tinh trùng vào bộ phận sinh dục của phụ nữ. Nhiều phụ huynh cho rằng những ngôn từ miêu tả gây sốc như vậy sẽ kích thích trí tò mò của con trẻ, ngoài ra điều khiến họ bức xúc hơn chính là những hình ảnh minh họa mà theo nhiều người đánh giá là “trần trụi không khác gì hoạt hình sex”. Nhiều nhà xã hội học phê phán đây là hình thức bắt chước phương Tây nhưng không biết cách chọn lọc và truyền tải giáo dục giới tính.

Tuy nhiên cũng có những người bênh vực cho bộ sách. Theo quan điểm của một giáo viên thì nhiều học sinh thắc mắc con sinh ra từ đâu và nếu không giải thích một cách thẳng thắn và trung thực thì trẻ sẽ tìm thông tin ở các văn hóa phẩm đồi trụy. Vì thế mà những hình vẽ trong bộ sách giúp trẻ giải đáp những câu hỏi vốn dễ khơi gợi sự tò mò của trẻ.

Bảo Chi (Tổng hợp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.