Israel đặt mục tiêu tăng gấp 2 số SV trong các trường ĐH

CHE cho biết trong thập kỷ qua, số SV Ả rập ở Israel đã tăng gấp 2.
CHE cho biết trong thập kỷ qua, số SV Ả rập ở Israel đã tăng gấp 2.

Hội đồng GD ĐH ở Israel (CHE) gần đây đưa ra một sáng kiến có tên Study nhằm tìm cách tăng gấp đôi số SV quốc tế trong các trường ĐH Israel. Sáng kiến này nhắm vào SV ở Bắc Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ  - hãng tin Syndicate News cho biết.

Hiện Israel có khoảng 12.000 SV quốc tế đang theo học.

“Chương trình trên hướng dẫn hàng chục chương trình ngắn hạn và dài hạn liên quan tới các tiêu chuẩn học tập mức cao của Israel và một cách tiếp cận nhấn mạnh sáng kiến trong học thuật, nghiên cứu của Israel với vai trò là một phần của quốc gia khởi nghiệp” – báo cáo trên cho biết.

Theo báo cáo trên, “với chiến dịch mới này, Israel hiện giờ hấp dẫn hơn bao giờ hết, chúng tôi đang mong có nhiều SV từ khắp nơi trên thế giới tới học tập trong những năm tới”.

Nằm trong nỗ lực thu hút thêm SV quốc tế, CHE sẽ mở rộng các chương trình học tiếng Anh và tiếng Hebrew (tiếng Do thái) song ngữ. Quá trình này được cho là làm sâu sắc thêm mối quan hệ qua lại giữa các trường ở Israel và nước ngoài, đồng thời củng cố danh tiếng quốc tế của Israel trên toàn thế giới.

Mục tiêu đặt ra là Israel có khoảng 24.000 SV quốc tế học ở Israel vào năm 2022 – một bước tiến lớn so với con số 11.000 SV quốc tế học ở đất nước này năm 2017. Tháng 2 vừa qua, CHE tuyên bố khoản tiền 123 triệu USD sẽ được dùng để đầu tư cho việc này.

Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách (PBC) của CHE nói rằng  tỷ lệ SV quốc tế học tập tại Israel xấp xỉ 1,4% - thấp hơn đáng kể so với mức trung bình ở các nước thuộc OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) là gần 6%.

Nguyên nhân của tỉ lệ thấp trên được cho là do nhiều yếu tố, bao gồm khó khăn về ngôn ngữ vì chủ yếu các trường ĐH ở đây dạy bằng tiếng Do thái.

Ngoài ra, còn có rào cản liên quan đến chính trị như thủ tục visa và giấy phép làm việc cho vợ hoặc chồng… đã góp phần hạn chế SV nước ngoài ở Israel.

Theo Study International

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ