1. Phần lưng
Trong đông y người ta cho rằng, lưng gắn liền với các cơ quan nội tạng của cơ thể người, nếu giữ ấm lưng phổi sẽ không bị tổn hại, bảo vệ lưng cũng là cách để phòng ngừa bệnh tật.
Thuyết âm dương trong đông y cho rằng, phần lưng của cơ thể con người thuộc dương, có một dốc mạch đi từ trên xuống dưới men theo cột sống liên tục đi vào phần lưng. Hơn nữa nhìn từ góc độ đông y, hai bên cột sống ở sau lưng là các dây thần kinh bàng quang.
Mỗi ngày ta nên nhờ những người thân trong gia đình giúp kì lưng, đấm lưng, đả thông các kinh lạc ở lưng, làm như vậy có tác dụng đề phòng các vấn đề suy nhược cơ thể, ho lâu ngày không dứt, đau vai mãn tính.
2. Trước ngực
Nhìn từ góc độ giải phẫu học, phần trước ngực bao gồm phổi và một cơ quan miễn dịch được gọi là tuyến ngực, tuyến ngực là một trong những cơ quan dạng bạch huyết quan trong của cơ thể. Công dụng của bộ phận này có liên quan mật thiết đến khả năng miễn dịch của cơ thể.
Đề xuất:
Mỗi ngày trước khi đi ngủ bạn nên dùng tay phải để ấn vào phần trên của bầu ngực phải, ngón tay để nghiêng hướng xuống dưới, dùng lực vừa phải để xoa bóp xuống đến bụng dưới, tiến hành mát xa như vậy nhiều lần, sau đó lại dùng lòng bàn tay để xoa bóp lên xuống vùng giữa ngực. Đồng thời dùng hai lòng bàn tay để đấm bóp phần trức ngực là sau lưng. Những động tác trên có thể giúp làm tăng bài tiết kích thích tố thymosin ở tuyến ngực, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch và tăng cường chức năng phổi.
3. Đầu gối
Tục ngữ có câu “Chân già trước người già sau”, mà “chân già” có nghĩa là đầu gối cũng đã bị lão hóa trước.
Đầu gối là một kết cấu cơ thể phức tạp nhất trên cơ thể người, đây cũng là một bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Thêm vào đó ở đầu gối tập trung khá nhiều dây chằng và xương, ít cơ, do đó hoạt động lưu thông máu ở bộ phận này tương đối kém, đó là lý do mà bình thường khi chúng ta xoa đầu gối thường có cảm giác mát lạnh.
Đề xuất:
Một trong những cách quan trọng nhất giúp bảo vệ các khớp gối chính là giữ nhiệt và thường xuyên xoa bóp đầu gối. Tôi khuyên những người trung tuổi bình thường ngồi trên ghế và sofa cần phải hình thành thói quen lấy hai tay để chụp lên đầu gối, đồng thời tạo cho mình thói quen xoa bóp đầu gối.
4. Vùng quanh rốn
Vùng quanh rốn là nơi mềm, yếu nhất trên cơ thể con người, đây cũng là nơi rất dễ bị nhiễm lạnh và lây nhiễm bệnh. Ở phần bụng còn có một huyệt rất quan trong nữa đó là huyệt thần khuyết.
Đề xuất:
Mỗi ngày vào buổi tối hãy dùng hai tay đặt quanh vùng rốn, duy trì hô hấp tự nhiên, sau đó tiến hành xoa bóp phần bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, động tác này có tác dụng điều dưỡng đường ruột, cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể, phòng tránh các loại bệnh tật.
Sau 45 tuổi, con người thường chạy theo sức khỏe và tuổi thọ nhiều hơn, do đó hãy thực hiện tốt “tứ cai” để có một cơ thể khỏe mạnh!
Thứ nhất: Cai rượu, thuốc lá
Nicotine có trong khói thuốc là một loại chất hóa học có thể gây nghiện cho con người, ngoài ra trong khói thuốc còn chứa hơn 4000 chất gây ung thư, mà chất CO có trong khói thuốc sẽ làm giảm lượng oxy trong máu làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến máu, đồng thời làm tăng tỉ lệ mắc ung thư!
Uống rượu thường xuyên, lượng rượu nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến cho các tổ chức mỡ trong cơ thể tăng lên, chức năng của tim suy giảm đồng thời bị phình to. Ngoài ra, uống rượu quá nhiều sẽ khiến cho gan bị tổn thương, dễ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ có cồn.
Thứ hai: Không ăn uống bừa bãi
Khi con người bước vào tuổi trung niên, khả năng trao đổi chất của cơ thể sẽ giảm xuống, kể cả lượng thức ăn nạp vào cơ thể không nhiều nhưng chức năng co bóp của dạ dày cũng sẽ giảm xuống. Trong quá trình ăn uống bạn cần phải chú ý hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, đường, thức ăn gia công, hạn chế ăn nội tạng động vật, các loại đồ ngọt,…
Việc ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều Cholesterol như thịt lợn, gan lợn, trứng vịt bắc thảo, gạch cua, bơ,… có thể khiến cho lượng mỡ trong máu tăng cao. Có nghiên cứu đã chứng minh rằng, lượng Cholesterol vừa đủ sẽ không gây nên hiện tượng xơ vữa động mạch, việc hấp thụ một lượng Cholesterol vừa đủ rất có lợi cho cơ thể.
Thứ ba: Cai bệnh lười
“Nằm ườn” là từ dùng để chỉ những người “lười vận động chân”, thực chất tư thế này rất thoải mái, nhưng nó lại gây tổn hại rất lớn cho phần thắt lưng và phần cổ, làm đẩy nhanh tốc độ già hóa của cột sống, gây nên chứng đau thắt lưng.
Một nghiên cứu của Mĩ cho biết, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi ở những người thường xuyên vận động giảm xuống còn 68%, nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng giảm xuống còn 38%, chỉ cần mỗi ngày bạn kiên trì vận động 30 phút là có thể giảm được nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Thứ tư: Cai việc “buông thả dục vọng”
Nếu buông thả dục vọng quá đà trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, việc buông thả dục vọng làm tiêu hao đi rất nhiều tinh chất thận quý báu giá của con người, nếu thiếu tinh chất thận cơ thể con người sẽ xuất hiện tình trạng suy thận, suy tì, hoa mắt chóng mặt. Một loại hiện tượng như đau nhức, mềm đầu gối, rụng tóc sẽ xuất hiện.
Đặc biệt là ở nam giới cần chú ý bảo vệ và nuôi dưỡng tinh chất thận của mình, chất thận dồi dào thì khả năng kháng bệnh của con người mới dồi dào, cơ thể mới có đủ dương khí.
Tóm lại, khi sau người bước qua tuổi 45, cần phải tiến hành vận động cơ thể một cách thích hợp, trong cuộc sống cần hạn chế những điều gây tổn hại đến sức khỏe, chăm chỉ tập luyện, hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt, đồ cay tê vá các thức ăn chiên rán, đồng thời không nên hút thuốc, uống rượu và cần duy trì giấc ngủ đầy đủ.
Bổ sung các vitamin nhóm B giúp thúc đẩy quá trình trao đổi “3 nhóm dinh dưỡng lớn”.
Các loại vitamin nhóm B có khoảng 12 loại trở lên, chúng có tác dụng “xúc tác”, tham qua vào quá trình trao đổi “3 nhóm dinh dưỡng lớn” (đường, protein, chất béo). Các vitamin nhóm B có tác dụng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau, nếu chỉ hấp thu một loại hoặc một số loại trong nhóm này sẽ khiến cơ thể xảy ra các vấn đề về sức khỏe do thiếu hụt các loại vitamin này.
Các vitamin nhóm B có thể nâng cao khả năng hấp thu thức ăn của cơ thể, có tác dụng giải độc gan, giảm áp lực, loại bỏ mệt mỏi, đồng thời phòng chống bệnh tắc mạch máu, duy trì sức khỏe cho tim và mạch máu.
Mách bạn 3 cách để có một cơ thể khỏe mạnh
Cách thứ nhất: khi đi bộ hãy co tay lại thành hình nắm đấm để khiến não càng ngày càng linh hoạt
Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh rằng, ngón tay càng linh hoạt thì não sẽ không dễ bị “gỉ sét”.
Một báo cáo nghiên cứu của Đại học Luân Đôn (Anh) nghiên cứu về sức nắm của tay đã cho thấy, sức nắm là một đặc trưng của tuổi thọ, mà nắm tay lại thành nắm đấm là động tác tốt nhất để nâng cao sức nắm của tay.
Cách thứ hai: tập bài tập nâng mông khi ngủ
Bài tập nâng mông có thể nâng cao khả năng tuần hoàn các khí âm dương của cơ thể.
Đông y cho rằng, cạnh hậu môn có 3 đường kinh mạch : Nhậm mạch, đốc mạch và xung mạch. Nhậm mạch đảm nhiệm quản lý khí dương trong cơ âm, đốc mạch quả lý khí dương, xung mạch nằm trong máu, mỗi loại mạch quản lý một phần riêng tương ứng với âm tinh, dương khí và “ham muốn” của con người.
Cách thứ ba: mỗi ngày vận động nửa tiếng, có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Một hạng mục nghiên cứu đã chứng minh rằng, ngoài làm việc nhà ra thì đi bộ đi làm, đi bộ sau khi ăn,… có thể giúp giảm nguy cơ gây tử vong và nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Căn cứ vào ghi chép cuộc khảo sát về việc vận động cơ thể của toàn thế giới đã phát hiện ra rằng, sức khỏe của những người mỗi ngày thời gian vận động đạt 30 phút hoặc một tuần đủ 150 phút sẽ khỏe mạnh hơn những người ngồi không, nguy cơ mắc các bệnh về tim, trúng gió, máu,… cũng giảm xuống, tỉ lệ tử vong cũng giảm mạnh.