Đánh vào kinh tế
Giải pháp trừng phạt nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu chính của Triều Tiên, bao gồm than, sắt, quặng sắt, chì, quặng chì và hải sản. Các biện pháp trừng phạt cũng nhằm vào các nguồn thu khác như ngân hàng và các công ty liên doanh với nước ngoài.
Theo một tuyên bố từ văn phòng bà Nikki Haley, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, lệnh trừng phạt sẽ khiến Triều Tiên bị cắt giảm hơn 3% doanh thu từ xuất khẩu, trị giá khoảng 3 tỷ USD. Cũng theo tuyên bố này, thì giải pháp này thể hiện “biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất từng được áp dụng trong các trường hợp thử tên lửa đạn đạo”. Sự trừng phạt này là biện pháp bổ sung đối với Triều Tiên đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thứ Tư tuần trước.
Tờ báo của chính quyền Triều Tiên Rodong Sinmun đã đăng tải một bài báo cảnh báo sự lựa chọn duy nhất của nước Mỹ sẽ là sự tự hủy hoại, trừ khi nước này từ bỏ các “chính sách thù địch” chống lại Bình Nhưỡng. Bài viết được ký tên Ri Hyo Jin cảnh báo: “Nước Mỹ sẽ chìm vào một biển lửa không thể tưởng tượng nổi đúng vào ngày mà họ dám động vào chúng ta với sự ngu ngốc gây ra những nguy hại, đồng thời khua khoắng cây gậy trừng phạt của họ”.
“Tùy thuộc vào Triều Tiên”
Tổng thống Mỹ Donald Trump, đang đi nghỉ tại New Jersey, đã đăng tải trên tài khoản Tweeter sự chấp thuận của ông với giải pháp của Hội đồng Bảo an: “Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu với 15/0 phiếu thuận cho sự trừng phạt Triều Tiên. Trung Quốc và Nga cũng bỏ phiếu thuận. Sẽ là những ảnh hưởng kinh tế rất lớn!”.
Mặc dù ông Trump từng chỉ trích sự chậm chạp của Liên Hiệp Quốc trước đó, nhưng ông tỏ ra vui mừng khi thấy cả Trung Quốc lẫn Nga đều đồng lòng với Mỹ lên án và trấn áp các chương trình “làm tiền” vốn được cho là cung cấp tài chính cho các chương trình phát triển tên lửa bất hợp pháp của Triều Tiên.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, bà Haley cho rằng “hoàn toàn phụ thuộc vào Triều Tiên”.
Hai cuộc thử tên lửa ICBM mới đây nhất của Triều Tiên đã khiến nhiều thành viên Liên Hiệp Quốc kêu gọi hành động. Bà Haley cho rằng giải pháp này bao gồm “một trong những biện pháp trừng phạt mạnh nhất đã được thông qua trong suốt một thế hệ”.
Những biện pháp trừng phạt mới
Ngoài việc cắt giảm hơn 3% doanh thu từ xuất khẩu, giải pháp mới của Liên Hiệp Quốc cũng cấm các nước thuê thêm nhân công Triều Tiên. Đây là một hành động nhằm phong tỏa các nguồn ngoại tệ chuyển về cho Bình Nhưỡng. Một nhà ngoại giao Hội đồng Bảo an cũng cho biết nhiều nhân công đang kẹt trong những tình trạng tồi tệ ở nhiều nước trên thế giới mà bà Haley gọi đó là “nô lệ thời hiện đại”.
Giải pháp này cũng đưa 9 người và 4 thực thể kinh doanh, trong đó có cả ngân hàng nhà nước Triều Tiên, vào danh sách đen của UN, theo đó, tất cả các tài sản của các cá nhân và tổ chức này đều bị đóng băng hoặc cấm di chuyển.
Việc thêm các lệnh trừng phạt khác không thực hiện được bởi Trung Quốc chống lại các biện pháp nặng hơn mà Washington có thể yêu cầu. Triều Tiên vẫn được phép tiếp nhận dầu lửa.
Cũng giống như các giải pháp trước đây, giải pháp này đã được thông qua sau nhiều tuần thương lượng giữa Mỹ và Trung Quốc. Đại sứ Mỹ tại LHQ Haley đã cảm ơn sự hợp tác của Trung Quốc và Hội đồng Bảo an.
Tuy nhiên, vẫn có một sự khác biệt lớn giữa Mỹ và Trung Quốc – đồng minh chính của Triều Tiên. Mặc dù Đại sứ Trung Quốc Liu Jieyi có chỉ trích các vụ thử tên lửa ICBM của Triều Tiên, nhưng cũng cảnh báo sự triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD của Mỹ và cho rằng việc triển khai hệ thống này sẽ không mang lại một giải pháp nào cho các thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.