Giá rẻ như cho, diêm dân bỏ hoang ruộng muối Sa Huỳnh

Giá muối liên tục rớt khiến hàng loạt hộ diêm dân Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) lâm cảnh khó khăn. Nhiều người đành bỏ ruộng đi mưu sinh khắp nơi.

Giá rẻ như cho, diêm dân bỏ hoang ruộng muối Sa Huỳnh
Dù vụ muối 2016 bắt đầu hơn 1 tháng qua nhưng nhiều hộ diêm dân Sa Huỳnh ở thôn Tân Diêm và Long Thạnh 1, xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) không tổ chức sản xuất, bỏ ruộng nứt nẻ.
Dù vụ muối 2016 bắt đầu hơn 1 tháng qua nhưng nhiều hộ diêm dân Sa Huỳnh ở thôn Tân Diêm và Long Thạnh 1, xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) không tổ chức sản xuất, bỏ ruộng nứt nẻ.
Ông Giả Tấn Tàu- Phó chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho biết, chưa bao giờ diêm dân bỏ hoang ruộng muối nhiều như năm nay. Toàn xã có gần 120 ha ruộng muối với khoảng 590 hộ diêm dân gắn bó với nghề này. Tuy nhiên, vụ muối năm nay có 120 hộ gia đình bỏ hoang khoảng 30 ha. " Lượng muối còn tồn từ niên vụ trước là 2.000 tấn. Muối đầu vụ liên tục rớt giá thê thảm, chỉ còn còn 400 - 600 đồng/kg nên bà con diêm dân phải tìm nghề khác mưu sinh kiếm sống", ông Tàu nói.
Ông Giả Tấn Tàu- Phó chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho biết, chưa bao giờ diêm dân bỏ hoang ruộng muối nhiều như năm nay. Toàn xã có gần 120 ha ruộng muối với khoảng 590 hộ diêm dân gắn bó với nghề này. Tuy nhiên, vụ muối năm nay có 120 hộ gia đình bỏ hoang khoảng 30 ha. " Lượng muối còn tồn từ niên vụ trước là 2.000 tấn. Muối đầu vụ liên tục rớt giá thê thảm, chỉ còn còn 400 - 600 đồng/kg nên bà con diêm dân phải tìm nghề khác mưu sinh kiếm sống", ông Tàu nói.
Đồng muối Sa Huỳnh hoang vắng, lều trại trống hoác. Ông Nguyễn Quang Thành (ngụ xã Phổ Thạnh) than thở, làm muối vất vả tốn nhiều công sức, nhưng bán 20 kg không mua nổi tô bún thì làm sao nuôi sống nổi gia đình. "Giá rẻ mạt nên nhiều hộ diêm dân bỏ hoang ruộng, phụ nữ chuyển sang bóc vỏ tôm thuê cho các cơ sở thủy sản, đàn ông lên núi chẻ đá kiếm sống qua ngày", ông Kim bộc bạch.
Đồng muối Sa Huỳnh hoang vắng, lều trại trống hoác. Ông Nguyễn Quang Thành (ngụ xã Phổ Thạnh) than thở, làm muối vất vả tốn nhiều công sức, nhưng bán 20 kg không mua nổi tô bún thì làm sao nuôi sống nổi gia đình. "Giá rẻ mạt nên nhiều hộ diêm dân bỏ hoang ruộng, phụ nữ chuyển sang bóc vỏ tôm thuê cho các cơ sở thủy sản, đàn ông lên núi chẻ đá kiếm sống qua ngày", ông Kim bộc bạch.
Từng ụ muối phủ bạt kín giữa đồng muối Sa Huỳnh chờ thương lái thu mua.
Từng ụ muối phủ bạt kín giữa đồng muối Sa Huỳnh chờ thương lái thu mua.
Ông Trần Quang Kim (ngụ xã Phổ Thạnh) chỉ tay về phía ruộng hoang vắng hoe: " Những năm trước vào thời điểm này, diêm dân tất bật ra đồng đầm đất, lấy nước vào ruộng rộn ràng, nhưng giờ chỉ lác đác vài người. Giá muối rẻ như cho nên ai cũng chán nản", ông Kim cho biết.
Ông Trần Quang Kim (ngụ xã Phổ Thạnh) chỉ tay về phía ruộng hoang vắng hoe: " Những năm trước vào thời điểm này, diêm dân tất bật ra đồng đầm đất, lấy nước vào ruộng rộn ràng, nhưng giờ chỉ lác đác vài người. Giá muối rẻ như cho nên ai cũng chán nản", ông Kim cho biết.
Ngồi thẫn thờ bên đồng ruộng bỏ hoang, ông Trần Ngọc Thạch (ngụ xã Phổ Thạnh) cho hay, giá muối rớt giá liên tục nên gia đình đành bỏ hoang 3.000 m2 ruộng để thời gian làm việc khác cải thiện thu nhập. "Gắn bó với nghề làm muối hơn 40 năm qua, đây là năm đầu tiên gia đình tôi bỏ hoang ruộng với diện tích lớn thế này", ông Thạch buồn bã tâm sự.
Ngồi thẫn thờ bên đồng ruộng bỏ hoang, ông Trần Ngọc Thạch (ngụ xã Phổ Thạnh) cho hay, giá muối rớt giá liên tục nên gia đình đành bỏ hoang 3.000 m2 ruộng để thời gian làm việc khác cải thiện thu nhập. "Gắn bó với nghề làm muối hơn 40 năm qua, đây là năm đầu tiên gia đình tôi bỏ hoang ruộng với diện tích lớn thế này", ông Thạch buồn bã tâm sự.
Theo ông Thạch, Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km nhưng phải nhập khẩu muối. Trong khi diêm dân ở các vùng ven biển miền Trung lại sống bấp bênh đành bỏ hoang ruộng muối, thương lái ép giá là quá vô lý.
Theo ông Thạch, Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km nhưng phải nhập khẩu muối. Trong khi diêm dân ở các vùng ven biển miền Trung lại sống bấp bênh đành bỏ hoang ruộng muối, thương lái ép giá là quá vô lý.
Dụng cụ làm muối bỏ mặc trong lều tạm giữa đồng. Tháng 4/2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học- công nghệ) từng cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Muối Sa Huỳnh" cho diêm dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Ông Nguyễn Thành Út- Chủ nhiệm Hợp tác xã Muối 1 lo ngại, chưa bao giờ diêm dân Sa Huỳnh lại rơi vào cuộc sống bi đát như hiện nay. Nếu bà con tiếp tục bỏ hoang ruộng thì thương hiệu muối Sa Huỳnh nổi tiếng cả nước trong tương lai gần sẽ biến mất.
Dụng cụ làm muối bỏ mặc trong lều tạm giữa đồng. Tháng 4/2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học- công nghệ) từng cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Muối Sa Huỳnh" cho diêm dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Ông Nguyễn Thành Út- Chủ nhiệm Hợp tác xã Muối 1 lo ngại, chưa bao giờ diêm dân Sa Huỳnh lại rơi vào cuộc sống bi đát như hiện nay. Nếu bà con tiếp tục bỏ hoang ruộng thì thương hiệu muối Sa Huỳnh nổi tiếng cả nước trong tương lai gần sẽ biến mất.
Chia sẻ khó khăn cùng bà con diêm dân, tỉnh Quảng Ngãi từng đầu tư 5 tỷ đồng xây nhà máy chế biến muối tinh chất lượng cao ngay sát đồng muối Sa Huỳnh với công suất 120.000 tấn mỗi năm. Tuy nhiên, nhà máy hoạt động chưa bao lâu thì đã dừng vào năm 2010, và bỏ hoang từ đó đến nay.
Chia sẻ khó khăn cùng bà con diêm dân, tỉnh Quảng Ngãi từng đầu tư 5 tỷ đồng xây nhà máy chế biến muối tinh chất lượng cao ngay sát đồng muối Sa Huỳnh với công suất 120.000 tấn mỗi năm. Tuy nhiên, nhà máy hoạt động chưa bao lâu thì đã dừng vào năm 2010, và bỏ hoang từ đó đến nay.
Diêm dân Sa Huỳnh từng kỳ vọng có nhà máy chế biến muối tinh chất lượng cao đầu tư tại địa phương sẽ thoát cảnh muối rớt giá, ế ẩm. Tuy nhiên sau đó công trình đóng cửa, người dân nơi đây cơ cực vận chuyển muối lên quốc lộ 1 chờ bán cho thương lái, hoặc đưa về những vùng quê xa tiêu thụ với giá cả bấp bênh.
Diêm dân Sa Huỳnh từng kỳ vọng có nhà máy chế biến muối tinh chất lượng cao đầu tư tại địa phương sẽ thoát cảnh muối rớt giá, ế ẩm. Tuy nhiên sau đó công trình đóng cửa, người dân nơi đây cơ cực vận chuyển muối lên quốc lộ 1 chờ bán cho thương lái, hoặc đưa về những vùng quê xa tiêu thụ với giá cả bấp bênh.
Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.