Vì sao học sinh lớp 6 dễ “tụt dốc” khi bước vào cấp 2

GD&TĐ - Những thay đổi về số lượng môn học; chương trình học cùng hình thức kiểm tra mới lạ; Sự chủ quan, chưa đồng hành đúng cách trong việc học cùng con của các bậc cha mẹ là những nguyên nhân khiến nhiều học sinh vào 6 dễ rơi vào tình trạng hổng kiến thức, khi vừa bước vào môi trường học mới.

Vì sao học sinh lớp 6 dễ “tụt dốc” khi bước vào cấp 2

Học sinh lớp 6 dễ “tụt dốc” khi vừa bước vào cấp 2

Bước vào lớp 6, học sinh sẽ dần làm quen với sự thay đổi về chương trình học ở một cấp bậc mới. Những thay đổi về số lượng môn học, hình thức đánh giá và kiểm tra năng lực sẽ có độ khó và yêu cầu cao hơn so với bậc Tiểu học, đòi hỏi các em phải có sự chuẩn bị về tâm lý, định hướng và kế hoạch học từ trước.

Đặc biệt, trong giai đoạn chuyển cấp này, sự đồng hành và theo sát của các bậc cha mẹ trong việc lên kế hoạch và định hướng học tập cho con khi bước vào lớp 6 là điều vô cùng quan trọng. Không ít trường hợp, vì chủ quan, nhiều cha mẹ đã vô tình khiến con đứng trước nguy cơ hổng kiến thức, suy sụp thành tích học tập khi bước vào lớp 6.

Từng trải qua giai đoạn cùng con lớp 6 ổn định tâm lý và lấy lại kiến thức, anh Trần Quốc Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội) đã đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình đó là không nên chủ quan trong việc đồng hành và lên kế hoạch học tập cùng con, đặc biệt là giai đoạn chuyển cấp. Anh Tuấn cho biết, nếu như ở Tiểu học, hầu hết các môn học con sẽ chỉ cần học với giáo viên chủ nhiệm thì lên THCS sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập khiến con khó làm quen. Cụ thể, số lượng môn học sẽ nhiều hơn, mỗi môn sẽ có một giáo viên giảng dạy riêng, yêu cầu con phải thích nghi với những cách dạy của nhiều thầy cô khác nhau. Đồng nghĩa, giáo viên chủ nhiệm không còn là người đồng hành ở tất cả các giờ học, đòi hỏi con phải có ý thức tự lập, tự học và tự tiếp thu cao hơn.

“Từ trường hợp của con mình, tôi nhận thấy ở các môn học như Lịch sử, Địa lý, Sinh học… các cháu cũng có thể bị điểm dưới trung bình, thậm chí có cháu còn thi lại. Lý do thật đơn giản, vì ở tiểu học trước mỗi lần kiểm tra, thi học kì, ở các môn học bài, giáo viên thường chia câu hỏi ôn tập đều đặn mỗi ngày 2-3 câu và mỗi buổi học đều có dành thời gian để trả bài; học sinh chưa thuộc bài sẽ phải học ngay tại lớp. Tuy nhiên, khi lên lớp 6, ở các môn học bài, các thầy cô chỉ cho câu hỏi ôn và các em tự sắp xếp mà học, không có sự nhắc nhở kiểm tra chặt chẽ như lớp dưới.

Đồng quan điểm với anh Tuấn, chị Như Lê (Thái Bình) cũng có con mới hoàn thành chương trình học lớp 6, cho rằng:“ Ở bậc THCS, việc đạt những điểm 10 tròn trĩnh như Tiểu học là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi con phải nỗ lực cố gắng và bám sát kiến thức tốt hơn. Những bài kiểm thường xuyên như kiểm tra miệng, kiểm tra 15" hay 1 tiết các môn cũng là việc khó thích ứng nếu không có sự chuẩn bị tốt từ đầu.”

Chị Hồ Xuân Nga , có con đang học lớp 6 tại trường THCS Thanh Xuân (Hà Nội) chia sẻ, vì chủ quan cho rằng chương trình THCS cũng giống như Tiểu học nên không có định hướng cho con ngay từ trong hè, cho tới khi thấy thành tích học tập của con xuống dốc hơn rất nhiều so với ngày trước thì gia đình mới cuống cuồng tìm giải pháp khắc phục cho con.

Thực tế, dù trẻ có năng lực học khá, giỏi từ bậc Tiểu học, nhưng nếu không có sự đồng hành và theo sát của các bậc cha mẹ trong việc lên kế hoạch và định hướng học tập khi bước vào bậc THCS, các em khó có thể duy trì thành tích và lực học của mình.

Cùng con “vực dậy” kiến thức lớp 6 nhờ Bài tập tự luyện

Gần đây, nhiều phụ huynh cùng con học tốt kiến thức lớp 6 với phương pháp tự kiểm tra qua hệ thống Bài tập tự luyện trên các khóa học trực tuyến. Với ưu điểm đánh giá năng lực học sinh chuẩn xác thông qua hệ thống máy tính; số lượng ngân hàng câu hỏi đa dạng, sát với chương trình học trên lớp, nhờ đó, phương pháp này được nhiều cha mẹ có con bước vào lớp 6 lựa chọn làm giải pháp để giúp con được làm quen và cọ xát thường xuyên với chương trình kiến thức ở bậc học mới.

Anh Đình Trung (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có con đang học lớp 6, chia sẻ, để học sinh làm quen và bắt nhịp được với yêu cầu mới ở bậc THCS rất mất thời gian. Trong khi đó, lượng kiến thức ở bậc học này không đơn giản. Từ đầu năm học đến nay, bên cạnh các giờ học truyền thống, tôi đã cùng con tự kiểm tra kiến thức thường xuyên qua các bài tập tự luyện qua Chương trình Học Tốt 2019 - khóa học trực tuyến dành cho học sinh lớp 3 đến lớp 9 tại Hệ thống giáo dục HOCMAI. Đến nay, lực học của cháu tiến bộ hơn trước rất nhiều, quan trọng là cháu đã quen dần và bắt kịp được với nhịp học trên lớp.

Cùng chọn học trực tuyến làm phương pháp giúp con làm quen với chương trình THCS, anh Hoàng Công (Nghệ An) có con năm nay lên lớp 6 chia sẻ, anh và vợ luôn bận rộn với công việc kinh doanh, buôn bán nên không có nhiều thời để kèm cặp, hướng dẫn và lên kế hoạch học tập cho con. Thông qua một số phụ huynh, anh biết đến hình thức học trực tuyến và biến nó thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc theo sát quá trình học tập của con.

“Cháu được rèn luyện kỹ năng làm bài thi, kiểm tra đánh giá năng lực với những bài kiểm tra 15 phút và 45 phút sau mỗi buổi học. Với chức năng gửi email nhắc nhở làm bài từ hệ thống, tôi có thể chủ động nắm bắt được tình hình học tập của con mà không tốn quá nhiều thời gian. Đồng thời, cháu cũng được tập làm quen dần với các hình thức kiểm tra và đánh giá mới ở lớp 6” - anh Công cho biết thêm.

Hiện nay, học trực tuyến đang là phương pháp học tiện lợi được nhiều phụ huynh tin tưởng, giúp cung cấp nền tảng kiến thức cơ bản, xây dựng chương trình đánh năng lực phù hợp với năng lực của học sinh. Với hình thức này, các em được xây dựng một hệ thống các bài tập tự luyện đa dạng và chất lượng. Từ đó, giúp học sinh làm quen và cọ xát thường xuyên với chương trình kiến thức ở bậc học mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.