Phòng tránh và ứng phó với bạo lực học đường theo cách của chuyên gia giáo dục

GD&TĐ - Bạo lực học đường luôn là mối lo với bất cứ phụ huynh nào có con trong độ tuổi đến trường bởi đây là tuổi nhân cách đang trong quá trình hoàn thiện. Nó càng trở thành vấn đề được quan tâm nhiều bởi sự gia tăng và mức độ nghiêm trọng của các vụ việc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với tư cách một chuyên ga về tâm lý giáo dục, TS. Vũ Thu Hương nêu ra 7 nguyên tắc cơ bản cần trang bị để giúp trẻ chủ động, tự tin hơn trong ứng xử với các tình huống bạo lực học đường.

1. Hãy cho con thử nghiệm được tức giận

Nghe phương pháp này có vẻ rất “trái tai” nhưng lại rất hiệu quả. Nếu con mình hiền quá, không biết phản kháng trước các tình huống bị trêu ghẹo, bạn phải chọc cho nó tức lên để bùng phát “cơn điên” khi quá sức chịu đựng.

Chỉ khi con tự thấy, nếu mình biết “vùng lên” và mọi sự trêu chọc chấm dứt, con sẽ hiểu phải làm gì khi bị bắt nạt.

2. Không bao giờ bạo lực với con

Đây có thể gọi là cách làm gương tốt cho con. Xu hướng bạo lực của trẻ cũng có căn nguyên từ môi trường sống trong gia đình. Nếu các bố mẹ là người đã từng cáu lên mà đánh ai đó thì cần phải tìm cách để tự cải thiện tình hình.

Bạo lực với con, nó chịu quen rồi, ra đời nó bị ăn đòn thì cũng chịu đựng. Đến lúc ấy, nó khổ sở đủ đường, các bố mẹ có phải là đã tiếp tay cho kẻ bắt nạt con mình không?

2. Phạt nghiêm nếu con trêu chọc, làm phiền người khác

Ngoài việc hiền quá ra, nếu con hay trêu bạn, hay thích làm phiền người khác thì con cũng sẽ rất dễ bị ăn đòn. Vì thế, các cha mẹ phải xử lý nghiêm các trường hợp con hay trêu chọc và đánh bạn.

Phạt thật lực và phạt thứ mà con sẽ thấy tiếc nuối lắm (ví dụ: cả nhà ăn kem mà con nhịn, cả nhà chơi món gì đó mà con ngồi nhìn...) Khi đó con sẽ dần rút kinh nghiệm và bớt trêu chọc làm phiền người khác.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần trang bị cho con cả những kiến thức pháp luật để trẻ hình dung mức độ và những hình phạt trong các trường hợp bạo lực xảy ra.

3. Làm bạn với con để biết mọi việc

Khi cha mẹ luôn là bạn bè, con sẽ khắc nói ra mọi chuyện của mình. Nếu cha mẹ luôn xa cách, con sẽ chẳng bao giờ chia sẻ. Luôn nói với con bằng luật nhưng lúc thường ngày thì trêu đùa và chia sẻ mọi thứ trên trời dưới bể với con, nó sẽ coi bố mẹ là bạn. Tôn trọng con, chia sẻ mọi điều hay dở với con sẽ khiến trẻ luôn tin tưởng ở bố mẹ.

5. Không để con cô độc, hãy dạy con kết bạn

Nếu biết con mình khó kết bạn, các bố mẹ phải tạo ra cách để con tự kết bạn. Con ở lớp mà chỉ lủi thủi một mình thì rõ là dễ rơi vào tâm điểm của nhóm thích bắt nạt. Vì thế, phải dạy con kết bạn.

Có nhiều cách để làm việc này và bố mẹ hãy tìm cách phù hợp với đặc tính của con, phù hợp đối tượng bạn bè và với môi trường lớp học của con để giúp có cách hợp lý mở rộng mối quan hệ bạn bè theo chiến thuật “thêm bạn bớt thù”.

6. Khi con bị tẩy chay, bị bắt nạt hãy cổ vũ con tự xử lý

Thường thì khi con bị tẩy chay/bắt nạt, các bố mẹ thường tức tốc đến trường để xử hộ con hoặc mách thày cô giáo. Nếu vậy, con sẽ bị trả thù. Việc mình cần làm là bình tĩnh cùng con tìm cách đối phó.

Bố mẹ đừng xui con làm cái này cái kia mà hãy bảo con tự nghĩ cách xử lý. Nếu cần khuyên, chỉ cần nói: ngày xưa bố/mẹ bị ...., bố/mẹ đã làm.... và kết quả là.... Đứa trẻ sẽ tham khảo lời khuyên đó và xử lý một cách tự tin vì nghĩ rằng mình đã tự tìm ra cách chứ không cần ai giúp. Điều này sẽ khiến con mạnh mẽ hơn.

7. Dạy con ứng phó khi bị bạo hành

Các bố mẹ hãy đặt ra các tình huống khác nhau như túm tóc, đá vào lưng, giật áo.... và bảo con nghĩ cách ứng phó. Tối nào cũng làm việc này thì con sẽ tự hình thành được thói quen tự vệ hết sức bản năng. Đến lúc đó, động vào con chẳng dễ tí nào.

TS. Vũ Thu Hương cho rằng, bên cạnh kỳ vọng hay trông chờ vào các chương trình giáo dục kỹ năng sống từ nhà trường, các gia đình hãy chủ động trang bị cho con em mình những kiến thức cần thiết để luôn tự tin, tự chủ và biết cách phòng tránh, ứng phó phù hợp trước các tình huống cụ thể, góp phần hạn chế những hậu quả đáng tiếc do những xích mích chốn học đường gây nên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.