Cách làm sạch hóa chất độc hại trong rau quả

Hiện nay, tình trạng sử dụng tràn lan các loại hóa chất trong nông nghiệp đã để lại dư lượng hóa chất độc hại khá nhiều trên các loại rau quả thiết yếu, gây mất ATTP cho người tiêu dùng, tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng vì thế mà gia tăng.    

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Rau quả là món ăn được các gia đình sử dụng thường xuyên, hàng ngày trong mỗi bữa ăn. Do vậy, dư lượng của các loại hóa chất nông nghiệp sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe của người tiêu dùng về trước mắt cũng như lâu dài. Đặc biệt đối với các loại rau quả mà chúng ta ăn trực tiếp, được sử dụng làm salad hoặc ăn sống…

Một vài lời khuyên cho người tiêu dùng để có thể hạn chế tồn dư hóa chất độc hại trong rau quả:

- Cách chọn mua: chỉ nên mua rau quả ở những nơi bán có uy tín, được kiểm nghiệm chất lượng ATTP hoặc các thương hiệu nuôi trồng chuẩn hữu cơ, Vietgap, thủy canh…

Rau quả phải tươi ngon, không bị dập nát, hư thối. Không nên mua các loại rau quả quá xanh mướt vì có thể là loại rau quả bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón qua lá. Đồng thời, không nên chọn những trái hoặc củ quá lớn, da căng và có vết nứt dọc theo thân.

Hiện có nhiều thương lái vì lợi ích mà sử dụng hóa chất vào các loại rau, củ quả. Do đó mà nhiều rau củ thường dính các chất bảo quản thực vật trên lá, cuống lá, cuống quả hoặc núm quả… đồng thời, xuất hiện các vết lấm tấm hoặc vết trắng, vết lạ ở rau hoặc củ; thậm chí trên rau quả có mùi lạ, hắc, mùi thuốc sâu thì bạn không nên chọn mua chúng.

- Sơ chế đúng cách: Khi sử dụng, sau khi loại bỏ rễ và lá vàng, úa cần ngâm rau củ quả trong nước sạch, nước muối loãng hoặc thuốc tím 1%. Rửa rau quả trong vòng 15-20 phút rồi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.

Đối với các loại rau thơm, rau gia vị ăn sống (mùi, tía tô, húng…) cần rửa kĩ dưới vòi nước chảy và ngâm trong nước muối loãng tầm 20-30 phút. Cũng chú ý không nên ngâm quá lâu vì các chất vitamin và các chất dinh dưỡng có thể thẩm thấu qua màng tế bào tan vào trong nước.

Luôn luôn rửa trái cây trước khi ăn ngay cả đối với những loại không ăn vỏ chẳng hạn như bí, dưa hấu, cam... Vi khuẩn trên bề mặt bên ngoài có thể sẽ bị dính vào phần ruột ở bên trong khi chúng ta cắt hoặc lột vỏ.

Loại bỏ các lá xung quanh hoặc là các lá bên ngoài đối với các loại rau lá và rửa sản phẩm cẩn thận bằng nước sinh hoạt đảm bảo các chất bẩn đã được rửa sạch.

Hạn chế sơ chế các loại thực phẩm trước khi bảo quản vào tủ lạnh vì đa số các loại rau quả sau khi sơ chế đều sẽ bị hình thành nấm mốc, vi khuẩn khiến chúng thối rữa nhanh hơn thông thường.

Một số loại hoa quả không nên bảo quản trong tủ lạnh bởi khi bảo quản lạnh, chúng sẽ mất đi độ ngon, giòn, đặc biệt là dưa chuột và cà chua có thể bị nhớt, mất chất dinh dưỡng.

- Cách nấu: Khi xào nấu nên mở vung cho các loại hóa chất bảo vệ thực vật còn tồn dư bay bớt ra ngoài vì đa số các loại thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc trừ cỏ… sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

Rau lá xanh phải xào nhanh với lửa lớn, tức ở nhiệt độ 200 - 250 độ C, thời gian nấu không quá 5 phút để tránh mất vitamin và các thành phần dinh dưỡng tan được. Ninh và nấu thích hợp với các loại rau ăn củ.

Nguyên nhân là do nguyên liệu được thái thành miếng khá lớn, diện tích bề mặt lộ ra ngoài ít hơn so với khi thái sợi. Nếu nguyên liệu được chiên sơ bằng dầu ăn thì bề mặt sẽ được một lớp dầu ăn bảo vệ, giảm tổn thất dinh dưỡng do oxy hóa.

Nên đảm bảo việc ăn chín uống sôi, hạn chế ăn sống để tăng độ an toàn.

- Ngoài ra cũng hạn chế sử dụng các loại rau quả trái mùa. Không nên mua các loại rau quả có bề mặt bóng mượt, các loại quả trái mùa có cuống tươi xanh vì đó là các loại rau quả không an toàn do được sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có độ độc cao để lưu trữ, bảo quản và phòng ngừa sâu bệnh.

Cuống các loại quả cần được rửa sạch vì đây là nơi tích trữ vi khuẩn, hóa chất độc hại.

Trên đây là một số cách để người tiêu dùng tự bảo vệ bản thân khỏi các tồn dư độc hại trên rau củ. Bên cạnh đó, Nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao ATTP, cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng;

Không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng thực phẩm, cũng như công tác tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân. điều quan trọng hơn cả để giải quyết triệt để vấn đề ATTP chính là xử lý tốt nguồn cơn, bắt đầu từ người sản xuất và người chế biến, bởi chỉ có họ mới biết rõ đâu là sản phẩm sạch và đâu là không sạch…

Tạo các ưu đãi và siết chặt chế tài xử phạt nghiêm khắc sẽ là cách thức hiệu quả để động viên người sản xuất, chế biến tốt, hiệu quả cũng như răn đe các hành vi cố ý, cố tình vi phạm các quy định về ATTP của bộ phận này.

Theo phapluatxahoi.vn

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.