Khi vẽ là tiếng nói để diễn đạtcách nhìn của một họa sỹ với thế giới và một họa sỹ cao ngạo một cách chânchính thì chỉ có thể nhìn thế giới theo cách của mình – thì hiển nhiên, cũngnhư giọng nói, cách nhìn đó không thể thay đổi.
Từ những bài vẽ tĩnh vật, phong cảnhđồng quê và đường phố thời sinh viên nghèo, đến những bức khổ lớn sau này khilang thang trực họa ký họa cảnh biển, cảnh sinh hoạt, đời sống khắp nơi, tranhcủa Đặng Hữu hầu như không thể lẫn lộn, vững chãi với tiếng nói riêng.
Chỉ có chủ đề, đối tượng, kỹ thuật,lớp lang câu chuyện trong tranh của anh già dặn đi theo năm tháng. Sự diễn đạtđồng nhất và xuyên suốt này chứng tỏ anh nói thật, chứng tỏ anh đang nói bằngtiếng nói của mình, tự chắt lọc tìm ra giọng nói của mình.
Trong một môi trườngnghệ thuật mà hàng rào giữa học tập và cóp nhặt thường xuyên bị xô đổ thì một họasỹ sở hữu một tiếng nói riêng, một tiếng nói "nguyên thủy", nguyên gốc,original và gần như không bị pha trộn thật là một của hiểm.
Như một họa sỹ ấn tượng chính hiệu,Đặng Hữu dành phần lớn thời gian lang thang ngoài thiên nhiên. Anh chú trọngvào việc tả không khí, tả cái run rẩy khi ánh sáng chuyển động theo chu kỳ thờigian của ngày.
Trong mắt Hữu, cây cối hay núi non không quan trọng, mà đối tượngvẽ chính là những mảng sáng đang hắt lên một tấm toan phẳng lặng trong tầm mắt,đặt ở bất kỳ đâu từ điểm hội tụ đến chân trời.
Cố tình gạn bỏ đi chi tiết, kiệmđường nét, tranh của Hữu rất khó nắm bắt, các mảng rộng, thuần túy màu giáp màuvới sắc độ dịch chuyển rất nhẹ theo không gian.
Đặc biệt với những bức núi nonkhổ lớn, ghi lại hoàng hôn hay bình minh, lúc ánh sáng mong manh yếu ớt, cảnh vậtnhòa vào nhau, hay mảng ánh trăng vàng rực rõ tương phản với mặt sông tối thẫm,bóng cây đổ đậm đặc, thì thật thách đố người xem.
Người xem phải bỏ đi hoàn toànkhông gian xung quanh và phải chìm vào bức tranh và chỉ vào bức tranh mà thôi,đến khi cái không gian trở nên hiện hữu xung quanh, hình khối nổi lên, hìnhthành phong cảnh hay tĩnh vật và người xem làm nốt việc tưởng tượng ra câuchuyện còn lại.
Nhưng phần thưởng khi cảm đượckhông gian đó thì thật tuyệt vời. Dường như mình đang được cảm thấy cái bảng lảngcủa núi rừng, ngấm cái hùng vĩ của bờ sông Nho Quế , hay được bao bọc bởi cảkhông gian yên lặng của đêm trăng.
Xét trên một khía cạnh nào đó, bất chấp kỷluật trực họa, bất chấp sự trung thực khi tả thực phong cảnh, tranh của Hữumang phảng phất phong cách trừu tượng biểu hiện. Phong cách này càng rõ rệttrong những bức chân dung với cách tạo hình phảng phất dấu ấn của những họa sỹbiểu hiện đời đầu, của danh hoạ Picasso thời kỳ xanh, hay của danh hoạ Klimt vớinhững trang trí điểm vàng.
Đặng Hữu có biệt danh là Hữu "gồ"vì cách quệt màu và tạo hình không giống ai. Không bao giờ đi nét mà chỉ đắp mảng,những đường contour của Hữu có một vẻ run rẩy, rụt rè đúng như tính cách của mộtchàng họa sỹ gần nửa đời người theo đuổi nghệ thuật mà vẫn nhút nhát khiêm nhường.
Và cũng thật thà như chính bản thânhoạ sỹ, những bức phong cảnh dù trực họa vẽ tại chỗ, hay vẽ lại trong studio từnhững phác thảo thực tế đều ghi chép lại một cách trung thực tất cả các nhấpnhô xa gần bằng những mảng màu dày dặn, no đủ.
Triển lãm "Gạn" sẽ bắt đầu vào chủ nhật ngày 16/8 đến hết 20/8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.