Gần 300 học sinh tham gia Olympic Hóa học quốc tế tại Việt Nam

GD&TĐ - Sáng nay 16/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển - Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi đã chủ trì Họp báo tổ chức Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 46 tại Việt Nam (IChO 46).

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chủ trì họp báo
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chủ trì họp báo

Kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 46 sẽ được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 21 - 28/7, tại Hà Nội, do Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp cùng Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức. 

Có 75 nước tham dự, 2 nước quan sát viên với 291 học sinh đến từ các quốc gia, 146 trưởng, phó đoàn. Để tổ chức Olympic Hóa học quốc tế, Việt Nam huy động hàng trăm cán bộ, tình nguyện viên, công an. Đặc biệt có 100 cán bộ coi thi, chấm thi.

Đây là kỳ thi dành cho học sinh phổ thông dưới 20 tuổi của tất cả các nước trên thế giới, được tổ chức thường niên từ năm 1968 (trừ năm 1971). 

Theo điều lệ IChO, các quốc gia chính thức tham dự sẽ luân phiên đăng cai tổ chức kỳ thi hàng năm. Việt Nam là quốc gia thứ 7 của châu Á đăng cai, tổ chức giải này.

Với tư cách trưởng BTC, GS.TS Bùi Duy Cam cho biết: Chuẩn bị cho IChO, Ban chuyên môn đã gửi cho các nước đề thi tham khảo gồm 29 đề lý thuyết, 7 đề thực hành. 

Phòng thi lý thuyết được chuẩn bị theo đúng quy định của IChO đã được hoàn tất. Công việc chuẩn bị điều kiện, dụng cụ, thiết bị, bàn ghế cho thi thực hành đã được chuyên gia của Ủy ban Olympic Hóa học quốc tế kiểm tra và đánh giá tốt. Ban đề đã được thành lập rất lâu và đảm bảo công tác bí mật.

Việc bố trí chỗ ăn ở cho thí sinh và cán bộ các đoàn tham gia dự thi đã được Việt Nam chuẩn bị theo đúng quy chế cuộc thi. Ngoài 2 ngày thi chính, các hoạt động ngoại khóa cũng được Ban tổ chức sắp xếp, chọn địa điểm phù hợp để các thí sinh và cán bộ các đoàn có dịp giao lưu, tìm hiểu về đất nước, con người và nền văn hóa truyền thống của Việt Nam. 

Ban tổ chức đã xây dựng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan du lịch cho học sinh, lãnh đạo, quan sát viên. Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô như: Văn Miếu, Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Một Cột… sẽ được giới thiệu đến học sinh các nước.

Từng tổ chức thành công Olympic Toán học quốc tế năm 2007 và Vật lý 2008, năm 2014, Việt Nam vinh dự là thành viên thứ 7 của châu Á đăng cai tổ chức kỳ thi này. 

Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) sẽ diễn ra Lễ khai mạc (sáng 21/7), thi lý thuyết (25/7) và tổ chức Lễ bế mạc (28/7). Thi thực hành ngày 23/7, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Quân đội Israel tấn công Gaza.

IDF đã sẵn sàng tấn công Rafah

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết hôm 5/5, quân đội Israel đã sẵn sàng cho cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.