Gà đông lạnh nhập khẩu giá… 20.000 đồng/kg

Mặc dù đã trừ hết chi phí vận chuyển nhưng giá gà công nghiệp đông lạnh được nhập khẩu từ Mỹ vẫn có giá vô cùng “bèo bọt. Lẫn vào đó là những miếng gà đã chuyển màu và bốc mùi hôi thối.

Lúc đem bán cho khách hàng, loại gà này hầu như chưa được rã đông hết
Lúc đem bán cho khách hàng, loại gà này hầu như chưa được rã đông hết
Gà Mỹ nhập khẩu giá 20.00 đồng/ kg

Theo ghi nhận của Lao Động tại chợ đầu mối Bình Điền, các mặt hàng gà đông lạnh nhập khẩu từ nước ngoài bán rất chạy. Loại gà này được chia thành nhiều loại như cánh, chân, cổ, đùi, thân, nội tạng…và được đóng gói với số lượng khác nhau. Rất ít sạp hàng bán gà nguyên con.

Cũng tại chợ đầu mối này, gà công nghiệp đông lạnh nhập khẩu có giá vô cùng rẻ. Đùi gà là mặt hàng được bán với giá thấp nhất, chỉ 20.000 – 25.000 đồng/ kg. Chân gà từ 30.000 – 35.000 đồng/ kg. Cánh gà từ 50.000 – 60.000 đồng/ kg. Khi đưa về các chợ truyền thống, các mặt hàng này cũng được “thổi giá” cao hơn từ 20 % - 30 %.

Trong khi đó, gà tươi công nghiệp được nuôi trong nước và bán nguyên con với giá khoảng 50.000 đồng/ kg. Các loại khác đều có giá cao hơn từ 30 – 50% so với gà nhập khẩu.

Đáng chú ý, theo một số tiểu thương tại đây, thịt gà tại chợ đầu mối Bình Điền chủ yếu là nhập khẩu từ Mỹ. Đây là mặt hàng có giá rẻ nhất so với các quốc gia xuất khẩu thịt gà vào Việt Nam.

Với giá rẻ như vậy nên hầu hết các quán ăn bình dân, bếp ăn tập thể hiện nay đang chuyển dần từ thịt gà công nghiệp trong nước sang sử dụng... thịt gà nhập khẩu.

Gà đông lạnh được bày bán rất mất vệ sinh
Gà đông lạnh được bày bán rất mất vệ sinh

Mối lo về an toàn thực phẩm

Mặc dù được bày bán rất nhiều nhưng tại chợ đầu mối hay các chợ nhỏ lẻ, gà đông lạnh đều không được bảo quản cẩn thận và đảm bảo an toàn vệ sinh.

Tại chợ đầu mối Bình Điền, các sạp kinh doanh gà đông lạnh đều dùng rất nhiều kho lạnh và thùng trữ đông để bảo quản gà. Khi đem bán, hầu như các loại gà này đều chưa được rã đông hết. Một số sạp đã rã đông nhưng khi sờ vào thịt vẫn còn cảm giác rất lạnh.

Khi đã được rã đông gần hết, các tiểu thương không đưa gà vào bản quản trong tủ lạnh mà phơi bày ra các sạp hàng. Chỉ trường hợp “ế” hàng mới đem vào bảo quản tiếp.

Mặc dù được bảo quản trong thùng trữ đông nhưng các thùng này lại không được vệ sinh sạch sẽ. Nhìn vào thùng gà đông cứng, bốc mùi hôi khiến nhiều người phải e ngại. Không những vậy, tại nhiều điểm bán gà ở các khu chợ nhỏ, sản phẩm này còn bị bỏ trên các khay nhựa, trong các thùng xốp và xung quanh là nước thải đen ngòm.

Khi quan sát bằng mắt thường, dễ dàng nhận ra cánh và chân gà có màu trắng bệch, nhợt nhạt chứ không hồng hào như chân gà tươi. Nhiều miếng thịt thậm chí còn bị chảy nước trông rất đáng sợ. Nhiều chiếc chân gà đã rút xương do để lâu đã sặc mùi hôi thối.

Do bị ướp đá lâu ngày, khi nấu lên, các loại thịt gà nhập khẩu này thường bị chảy nước, thịt ăn rất bở và không còn hương vị gà vốn có.

Và khi được các quán ăn, quán nhậu mua về thì những miếng gà đã chuyển mùi hôi thối này sẽ được “phù phép” thành các ăn đặc sản như chân gà nướng, gà rang, đùi gà chiên…

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập gần 54 triệu USD thịt gà các loại. Trong đó, thịt gà Mỹ nhập khẩu chiếm tới 65% giá trị nhập khẩu (khoảng 34,8 triệu USD). Và giá trung bình của gà Mỹ cũng rất rẻ so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác. Cụ thể, mặt hàng cánh gà đông lạnh của Mỹ chỉ có 1 USD/kg, đùi gà Mỹ cũng chỉ có 0,9 USD/kg.
Theo Lao Động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.