EU không bỏ qua cho Mỹ nếu Greenland bị tấn công

GD&TĐ - Căng thẳng giữa Mỹ và Liên minh châu Âu bất ngờ bùng phát liên quan đến đảo Greenland.

EU không bỏ qua cho Mỹ nếu Greenland bị tấn công

Đáp lại những tuyên bố nóng gần đây của ông Donald Trump về khả năng tiếp quản Greenland bằng vũ lực, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrault đã đưa ra tuyên bố gay gắt.

Cụ thể, ông Barrault nhấn mạnh rằng Liên minh châu Âu sẽ không cho phép bất kỳ quốc gia nào tấn công biên giới chủ quyền của mình.

Những lời này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang từ tân tổng thống Mỹ, người đã nhiều lần lên tiếng về lợi ích kinh tế và chiến lược của Hoa Kỳ đối với Greenland - một lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch.

Trong chiến dịch tranh cử và sau khi đắc cử, ông Trump liên tục nhấn mạnh rằng bản thân không loại trừ khả năng sử dụng lực lượng quân sự để chiếm được hòn đảo giàu tài nguyên thiên nhiên và có tầm quan trọng chiến lược trong việc làm chủ Bắc Cực này.

347308801510752.png
Quan điểm của ông Trump về Đảo Greenland gây ra sự bất bình trong Liên minh châu Âu.

Ngoại trưởng Barrault khi bình luận về những mối đe dọa này, đã nêu rõ: "Liên minh châu Âu sẽ không cho phép các quốc gia khác... tấn công biên giới chủ quyền của mình, bất kể những quốc gia đó là ai".

Những lời này nghe như một tín hiệu rõ ràng rằng EU sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình và sự toàn vẹn lãnh thổ của các thành viên.

Ông Barrault cũng lưu ý rằng châu Âu là một lục địa mạnh mẽ, có khả năng bảo vệ lợi ích của mình.

Greenland mặc dù không phải là thành viên EU, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với Đan Mạch và thông qua đó với toàn bộ Liên minh châu Âu.

Vấn đề chủ quyền của Greenland được xác định rõ ràng trong luật pháp quốc tế và bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi quan điểm này bằng vũ lực đều có thể gây ra xung đột quốc tế nghiêm trọng.

Ý định của ông Trump đã gây ra làn sóng phẫn nộ không chỉ ở Đan Mạch, mà cả các nhà lãnh đạo châu Âu, những người coi đây không chỉ là vi phạm luật pháp quốc tế mà còn là mối đe dọa đối với sự ổn định ở khu vực Bắc Cực, nơi có lợi ích của nhiều quốc gia khác nhau.

Một số nhà phân tích tin rằng nhận xét của Ngoại trưởng Pháp có thể là điềm báo về các biện pháp cứng rắn hơn từ EU, bao gồm trừng phạt kinh tế hoặc áp lực ngoại giao, thậm chí cả chuyển sang xung đột quân sự.

Hiện tại Washington vẫn chưa bình luận về tuyên bố của ông Barrault, nhường chỗ cho các cuộc đàm phán ngoại giao.

Tuy nhiên do chính sách đối ngoại của chính quyền ông Trump không thể đoán trước được, châu Âu đang chuẩn bị cho mọi diễn biến có thể xảy ra.

Tên lửa hành trình Taurus KEDP-350 của Đức.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ