“Đung đưa” giúp người lớn ngủ ngon hơn, cải thiện trí nhớ

Phương pháp này không chỉ tốt cho trẻ nhỏ mà còn có những lợi ích to lớn đối với người trưởng thành.

“Đung đưa” giúp người lớn ngủ ngon hơn, cải thiện trí nhớ

Như chúng ta đã biết, ru ngủ bằng cách đung đưa nôi hay võng là những phương pháp giúp trẻ nhỏ - dù đang còn vui vẻ bên chiếc xe đồ chơi hay con búp bê của mình - vẫn có thể chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng.

Bất kể với lý do gì đi chăng nữa, thì những chuyển động qua lại một cách nhẹ nhàng có thể đóng vai trò là tác nhân chính giúp trẻ cảm thấy buồn ngủ nhanh hơn.

Việc lắc lư khi ngủ thực sự có thể giúp giấc ngủ sâu hơn, thức dậy ít hơn và thậm chí còn giúp cải thiện trí nhớ.

Việc lắc lư khi ngủ thực sự có thể giúp giấc ngủ sâu hơn, thức dậy ít hơn và thậm chí còn giúp cải thiện trí nhớ.

Nhiều người cho rằng việc đung đưa trong khi ngủ chỉ có ích đối với trẻ nhỏ, còn người lớn thì không. Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện mới đây đã phát hiện ra rằng việc lắc lư khi ngủ thực sự có thể có một số lợi ích to lớn, bao gồm giấc ngủ sâu hơn, thức dậy ít hơn và thậm chí còn giúp cải thiện trí nhớ.

Để thực hiện được thí nghiệm này đối với người trưởng thành, các nhà khoa học đã tạo ra một cái "nôi" cỡ lớn, hay chính xác hơn một chiếc giường đung đưa qua lại nhịp nhàng - với chu kỳ và độ ổn định được thiết lập để không gây ra tình trạng"say sóng" - chuyển động trên bộ khung lớn chắc chắn.

18 tình nguyện viên được chọn lần lượt ngủ trên "nôi" trong vòng 3 đêm: Đêm đầu tiên giúp họ làm quen và thoải mái với chiếc giường đung đưa, đêm thứ hai được sử dụng để các nhà khoa học theo dõi hoạt động của não trong khi ngủ và đêm thứ ba dành cho việc ngon giấc trên chiếc giường không có chuyển động lắc lư.

Theo BBC, nhờ vào thí nghiệm này nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc lắc lư trong khi ngủ giúp cho các đối tượng thử nghiệm có được giấc ngủ sâu hơn và ít bị thức giấc hơn trong đêm, qua đó cải thiện đáng kể các chức năng của não như trí nhớ - được theo dõi bằng các bài kiểm tra trí nhớ mà các nhà khoa học đã cung cấp cho mỗi tình nguyện viên tham gia.

Tuy phương pháp này ít được ứng dụng vào thực tế trong thời điểm hiện tại, nhưng sẽ rất thú vị nếu nó trở thành xu hướng trong tương lai gần, đặc biệt là cho những ai tôn trọng giá trị của một giấc ngủ ngon.

Theo khoahoc.tv

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.