Đừng chết vì… điện thoại

GD&TĐ - Cuối tháng 9,  anh Lê Văn Giang 26 tuổi, ở huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) tử vong do vừa sạc điện thoại vừa nghe nhạc. Sau đó 3 hôm, tối 2/10 tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, Phạm Thế Tài 18 tuổi cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Đừng chết vì… điện thoại

Trước đó, tại Hà Giang, một bà mẹ bỉm sữa cũng bị điện giật từ chiếc điện thoại đang sạc pin. Thống kê chưa đầy đủ, trong hai tháng qua ở Việt Nam có 3 trường hợp bị tử vong khi vừa sạc điện thoại vừa nghe nhạc hoặc chơi game, lướt web. Có người sẽ nói, nước ta có cả trăm triệu chiếc điện thoại đang sử dụng mà số người chết vì điện thoại như thế là quá ít. Tuy nhiên, chết vì sử dụng điện thoại không biết cách như thế là những cái chết thật đáng tiếc vì chúng ta hoàn toàn có thể tránh được.

Không chỉ ở Việt mà trên thế giới vẫn có người chết vì vừa sạc pin điện thoại vừa nghe nhạc hoặc lướt web, chơi game. Nếu lỗi ở chiếc điện thoại thì các hãng sản xuất ra chiếc điện thoại ấy sẽ có những giải thích cho khách hàng, song tuyệt nhiên không một hãng nào lên tiếng dù người chết đang sử dụng chiếc điện thoại do họ sản xuất. Vì sao? Vì lỗi là do người dùng chứ không phải do nhà sản xuất.

Cơ quan công an xác định, tất cả các trường hợp chết vừa nêu trên là do trong lúc sạc điện thoại, dây sạc lẫn cục pin của máy nóng lên bất thường dẫn đến nổ máy. Hoặc trong lúc sạc, dây sạc quá nóng, nguồn điện nhiễm vào khiến điện giật, dẫn đến tử vong.

Từ khi chiếc máy điện thoại được cải tiến thành “smart phone” (điện thoại thông minh) nó giúp cho con người bao nhiêu việc nhưng ngược lại, nó cũng bắt con người thành nô lệ của nó. “Cả thế giới nằm trong tay bạn”, đó không phải là slogan nặng tính quảng cáo mà thật sự nó là như vậy nếu bạn sử dụng hết tất cả những công năng trong chiếc smart phone.

Chừng vài chục năm trước, dẫu có lãng mạn đến bao nhiêu thì cũng khó mà nghĩ rằng đến hôm nay, nếu đi xe trong thành phố, kể cả những thành phố “rối rắm” nhất trên Trái đất, chả cần phải hỏi người chỉ đường mà “hỏi” ngay trên chiếc máy mình đang dùng ắt sẽ có câu trả lời tức khắc!

Từ bên kia nửa vòng Trái đất, người mẹ có thể chỉ tường tận cho đứa con mới xa nhà nấu nướng hàng ngày ra sao qua chiếc smart phone. Một buổi sáng thức dậy, bỗng thấy cơ thể bất thường, bạn lên Facebook “treo” một status về hiện tượng này, lập tức có hàng trăm “bác sĩ” vào giải thích và tư vấn cho bạn.

Thế đấy, có hàng trăm tiện ích từ chiếc máy điện thoại, song nếu bạn chỉ sử dụng chúng vào những việc thật sự cần thiết thì không vấn đề gì, còn nếu xem nó như một vật bất ly thân, lúc thì chat với bạn, khi thì selfie, lại có khi chỉ nghe một băng nhạc nào đó hoặc đơn giản chỉ là … chơi game thì bạn đang làm nô lệ của chiếc máy điện thoại mà bạn không biết.

Chơi như thế thì khó lòng dứt ra được nếu “lỡ ván cờ” hoặc “đang chat dở dang” trong khi pin trong máy đã cạn, cục pin dự phòng cũng rỗng ruột tự bao giờ. Thế là vừa sạc pin vừa … chém gió. Sự cố ngoài ý muốn đã đến trong những lúc như thế.

Dù được mệnh danh là điện thoại thông minh nhưng nó là sản phẩm do con người làm ra. Chúng ta vẫn thông minh hơn điện thoại nên đừng dại dột chết vì sự chủ quan hoặc thiếu hiểu biết khi sử dụng chúng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.
Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

GD&TĐ - Thiếu trang thiết bị và nhân lực, lực lượng Kiev dường như đang dần sụp đổ về nhiều mặt, trong khi Nga đang tăng tốc các hoạt động trên bộ mỗi ngày.