Đưa nội dung kiểm định chất lượng giáo dục ĐH vào Luật

Đưa nội dung kiểm định chất lượng giáo dục ĐH vào Luật

(GD&TĐ)-Góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục Đại học, PGS.TS.Nguyễn Phương Nga (Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục – ĐHQGHN) cho rằng, nhất thiết phải đưa nội dung kiểm định chất lượng giáo dục ĐH vào Luật Giáo dục ĐH.

HN “sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường đại học” do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 30/11/2010
HN “sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường đại học” do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 30/11/2010

Đây chính là khâu đột phá quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm định chất lượng và những đánh giá khách quan, công bằng, tác động hữu hiệu đến công tác quản lý trong các trường ĐH và công tác quản lý các cấp liên quan.

Cụ thể, theo PGS.TS.Nguyễn Phương Nga, các nội dung cần quy định trong luật bao gồm các nội hàm về mục tiêu và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học; quyền và trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học về kiểm định chất lượng giáo dục đại học và quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Cũng theo PGS.TS.Nguyễn Phương Nga, để đảm bảo tính khách quan, công bằng và chất lượng của chính công tác kiểm định chất lượng và bảo đảm quyền lợi của các trường đại học, sự quản lý của nhà nước đối với công tác kiểm định chất lượng và các tổ chức được cấp phép hoạt động, thực hiện công tác kiểm định chất lượng cũng cần phải được quy định cụ thể trong luật giáo dục đại học. Việc phân định rõ trách nhiệm của nhà nước trong công tác quản lý các tổ chức kiểm định chất lượng là tối cần thiết để đảm bảo hoạt động này được tổ chức, điều hành và quản lý một cách khách quan, công bằng.

Đề cập đến vấn đề kiểm định chất lượng trong dự thảo lần 4 Luật Giáo dục đại học, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu nhận xét: Chỉ thấy những quy chế mang dáng dấp nước ngoài mà chưa thấy những nét có dấu ấn Việt, gắn với thực tiễn Việt Nam một cách thiết thực. GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu đề nghị ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, định kỳ kiểm định chất lượng và cho rằng đây là vấn đề hàng đầu trong việc kiểm định chất lượng giáo dục.

Nói về đối tượng kiểm định, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu cho rằng nếu chỉ nói đến cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục là chưa đủ mà cần phải kể đến yếu tố con người (thầy và trò)... Việc sinh viên ra trường được sử dụng ra sao, có được xem là chất lượng không nên là một tiêu chuẩn quan trọng cuối cùng thẩm định chất lượng đào tạo.

GD.TS.Trần Ngọc Đường – Viện nghiên cứu lập pháp thì cho việc tăng cường kỳ cương, kỷ luật trong giáo dục đại học là một trong 4 tư tưởng chỉ đạp xây dựng Luật Giáo dục đại học. Với quan điểm này, Luật sẽ lập lại trật tự trong giáo dục đại học ở tất cả các khâu bằng các quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục với các chế tài mạnh hơn, cụ thể hơn.

HIếu Nguyễn

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ