Dự thảo quy chuẩn mới về thiết kế đường cao tốc có gì đặc biệt?

GD&TĐ - Ngày 17/1, Bộ GTVT đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế đường cao tốc.

Lấy ý kiến xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết kế đường cao tốc.
Lấy ý kiến xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết kế đường cao tốc.

Nội dung dự thảo nêu rõ, căn cứ vào tốc độ thiết kế, đường cao tốc được phân làm 3 cấp. Cấp 80 có tốc độ thiết kế 80km/h, cấp 100 có tốc độ thiết kế 100km/h, cấp 120 có tốc độ thiết kế 120km/h.

Cấp thiết kế đặc biệt, tốc độ thiết kế trên 120km/h, được nghiên cứu, thiết kế riêng.

Trong đó, cấp 80 là cấp thiết kế tối thiểu chỉ nên áp dụng đối với các vùng có địa hình khó khăn như vùng núi, đồi cao hoặc trường hợp phân kỳ đầu tư.

Trên một tuyến đường cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau (kể cả trường hợp có đoạn xét đến phân kỳ đầu tư), nhưng phải đảm bảo tính đồng nhất theo chiều dài từng đoạn.

Với các vị trí đặc biệt khó khăn có thể giảm tốc độ thiết kế để giảm kinh phí đầu tư, nhưng trong mọi trường hợp không nhỏ hơn 60km/h.

Bộ GTVT đề xuất, đường cao tốc hoàn chỉnh phải có tối thiểu 2 làn xe cho mỗi chiều, tổng 4 làn xe chạy.

Quy định này thay thế cho quy chuẩn hiện hành, khi chỉ quy định đường cao tốc được thiết kế phù hợp với nhu cầu từng thời kỳ không quy định số làn tối thiểu khi thiết kế ban đầu.

Các cầu trên đường cao tốc phải bố trí đủ các yếu tố mặt cắt ngang như với đoạn đường liền kề, bề rộng cầu không được hẹp hơn bề rộng đường liền kề.

Riêng với công trình hầm, dự thảo thông tư quy định các hầm có chiều dài dưới 1km không phải bố trí điểm dừng xe khẩn cấp.

Hầm có chiều dài từ 1km trở lên phải bố trí điểm dừng xe khẩn cấp từng đoạn dài tối thiểu 30m cách nhau tối đa 500m, bề rộng làn dừng xe tùy thuộc theo từng cấp đường cao tốc.

Về hệ thống thu phí cao tốc, bắt buộc phải thu phí tự động không dừng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể những năm gần đây. Ảnh minh họa: INT

Tích hợp hệ thống năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Kết hợp năng lượng mặt trời và gió giúp hệ thống điện ổn định hơn, hiệu suất cao hơn. Hệ thống phù hợp để ứng dụng vào điện mặt trời mái nhà.