Phát biểu về báo cáo nói trên, Phó chủ tịch WB đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Axel van Trotsenburg nhận xét: "Đông Á-Thái Bình Dương là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi giông bão, sóng thần, động đất và lũ lụt.
Thảm họa động đất-sóng thần ở Nhật Bản. |
Để đối phó với thiên tai, các chính phủ khóngực cần phải được chubị sẵn sàng đối phó và đầu tư lớn trong việc xử lý rủi ro thiên tai và phục hồi sau thiên tai”.
Từ các trận động đất Krakatoa (1883), Tohoku (2011) đến “siêu bão” Haiyan (2013), khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã phải trải qua những thiên tai khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.
Khu vực này vẫn rất dễ bị thiên tai trong tương lai vì các yếu tố địa chất độc đáo như Vành đai lửa Thái Bình Dương và dân số đông đảo tập trung. Đến năm 2025, châu Á sẽ có 21 trong tổng số 37 “siêu thành phố” trên thế giới. Những yếu tố này làm cho những thảm họa hàng trăm tỷ USD thậm chí phổ biến hơn.
Những khu vực dễ bị tổn thương
Trong năm 2008, Tổ chức Khoa học địa lý Australia đã xác định một số khu vực được coi là rất dễ bị tổn thất lớn về người và của trước thiên tai. Đó là thung lũng Marikina gần thủ đô Manila (Philippines). Các thành phố lớn khác có nguy cơ đặc biệt cao là Dhaka (Bangladesh) và Bắc Kinh (Trung Quốc).
Thậm chí, sự phun trào bất ngờ của núi lửa trong khu vực cũng có khả năng tàn phá nhiều hơn. Ví dụ, một sự tái diễn vụ núi lửa Tambora (Indonesia) năm 1815 có thể gây ra hậu quả thảm khốc trong thế kỷ 21. Các nước khác cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng núi lửa phun trào là Philippines, Papua New Guinea và Vanuatu.
Phần lớn khu vực châu Á-Thái Bình Dương nằm giữa mảng lục địa Australasian và mảng lục địa Ấn Độ đã phải chịu đựng các thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Vành đai lửa Thái Bình Dương (có hình dạng như một cái móng ngựa và kéo dài 40.000 km) là một chuỗi các ngọn núi lửa đang hoạt động ven bờ Thái Bình Dương.
Khoảng 90% tất cả các trận động đất trên thế giới xảy ra dọc theo Vành đai lửa Thái Bình Dương vốn chiếm tới 75% tất cả các hoạt động núi lửa trên Trái đất. Hơn 450 núi lửa trải dài từ cực nam của Nam Mỹ, dọc theo bờ biển Bắc Mỹ, qua eo biển Bering, xuống qua Nhật Bản và vào New Zealand.
Kể từ năm 1850, khoảng 90% trong số 16 vụ núi lửa phun trào mạnh nhất trên Trái đất đã xảy ra trong Vành đai lửa Thái Bình Dương.