Đổi mới GD đại học phải đúng quy luật, phù hợp thực tiễn và phát huy sáng tạo

Đổi mới GD đại học phải đúng quy luật, phù hợp thực tiễn và phát huy sáng tạo

>>Giáo dục ĐH: Một năm và 14 thành tựu quan trọng

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo. Ảnh: gdtd.vn
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: gdtd.vn

Khẳng định năm học vừa qua giáo dục đại học đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng nhấn mạnh đến vấn đề đổi mới giáo dục đại học phải dựa trên việc làm đúng quy luật, phù hợp với thực tiễn và phát huy sáng tạo.

Cụ thể, xung quanh các yếu tố của quá trình sư phạm, cần cố gắng tăng được tỷ lệ trường công bố chuẩn đầu ra, nâng cao trình độ giáo viên. Việc đào tạo theo nhu cầu xã hội đã triển khai được 2 năm, các trường cần rà soát lại, làm sao mỗi trường có ít nhất một ngành đào tạo theo đặt hàng của thực tiễn. Cũng giống như vậy, mỗi trường chọn một ngành có điều kiện nhất để đào tạo theo chuẩn quốc tế.

Về quy luật quản lý, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến việc thực hiện 3 công khai; hoàn thành các văn bản quản lý; việc phân cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm; việc hoàn chỉnh và rà soát chiến lược của nhà trường…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận tặng bằng khen cho các đơn vị. Ảnh: gdtd.vn
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận tặng bằng khen cho các đơn vị. Ảnh: gdtd.vn

Về  bảo đảm hài hòa lợi ích trong nhà trường, theo Phó Thủ tướng cũng rất quan trọng, trong đó có việc triển khai đánh giá giảng viên. Theo Phó Thủ tướng, trong năm nay nên ưu tiên triển khai đánh giá những giảng viên có trình độ thạc sĩ trước. Từ kết qủa đánh giá sẽ làm căn cứ cho viêc khen thưởng, nâng lương… Các trường có thể đăng ký thí điểm trả lương cho các thạc sĩ, tiến sĩ gắn với đóng góp với nhà trường.

Xung quanh vấn đề tài chính, Phó Thủ tướng cho rằng, nói một cách tương đối, chưa bao giờ điều kiện tài chính của các trường tốt như năm nay từ việc tăng học phí, không phải trả tiền chính sách… Phó Thủ tướng đề nghị, các trường phải công bố được chương trình hành động để tương xứng với nguồn tài chính này.

Về hoạt động NCKH, Phó Thủ tướng cho biết, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các trường triển khai theo phương châm, đã là nghiên cứu sinh phải có nghiên cứu khoa học với kinh phí tối thiểu cần thiết.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định sẽ tiếp thu phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân để cụ thể hóa thành chương trình công tác của Bộ, của ngành; đồng thời đề nghị lãnh đạo các trường ĐH, CĐ quán triệt các chỉ đạo trên để cụ thể hóa vào chương trình hành động của nhà trường.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng cho rằng, có một số việc chúng ta triển khai hiệu quả chưa cao thì cần chấn chỉnh tiếp, nếu không sẽ thành hình thức. Như việc thực hiện 3 công khai, chuẩn đầu ra… Về đổi mới quản lý, Bộ trưởng chỉ rõ, loại hình trường hiện nay phong phú nên phức tạp, bởi vậy việc phân cấp, giao quyền tự chủ không làm đồng loạt mà phải có lộ trình; trường nào báo cáo cho Bộ, cung cấp đủ thông tin thì sẽ được ưu tiên phân cấp, giao quyền tự chủ trước; nếu thực hiện phân cấp, tự chủ tốt bước 1, thì sẽ được phân cấp, giao quyền tự chủ tiếp bước 2. Về nhiệm vụ năm học mới, Bộ trưởng phát biểu thêm, trong chương trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Quốc hội đã phê duyệt, chúng ta phải trình Luật giáo dục đại học vào phiên họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau. Như vậy, đòi hỏi sự tập trung trí tuệ cao của ban soạn thảo. Bên cạnh việc Bộ GD&ĐT sẽ có hình thức để nghe và tiếp thu được ý kiến đóng góp, Bộ trưởng cũng yêu cầu các trường chủ động đề xuất sáng kiến cho việc soạn thảo luật GD đại học này. Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đây là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng là cơ hội lớn cho chúng ta. Cùng với việc này, Bộ trưởng nhấn mạnh thêm, cần phải chấn chỉnh lại việc thực hiện nghiêm túc luật…

Hội nghị cũng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu, trong đó, nhiều ý kiến tập trung vào việc làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo. Hầu hết các ý  kiến đều thể hiện sự đồng thuận với báo cáo tổng kết của Bộ GD&ĐT

GS.Nguyễn Minh Giang – PGĐ ĐH QGHN cho rằng, giáo dục nước ta nói chung, giáo dục ĐH nói riêng đang đứng trước nhiều vấn đề mà việc giải quyết để có thể thực hiện được sứ mệnh vượt ra ngoài tầm của ngành GD, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội.

Để nâng cao chất lượng GD đại học, GS.Nguyễn Minh Giang cho rằng, có thể khái quát lại thành 3 nhóm nhân tố, đó là: Nguồn nhân lực; những điều kiện đảm bảo chất lượng trong đó có cơ sở vật chất và đầu tư kinh phí và năng lực lãnh đạo, quản lý.

Theo GS.Nguyễn Minh Giang, sự khác biệt giữa giáo dục phổ thông và giáo dục ĐH là quá trình đào tạo ở ĐH gắn với sáng tạo tri thức mới, vì vậy, phải coi nghiên cứu khoa học như một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo…

Đồng tình với ý kiến trên, Giám đốc ĐH Công nghiệp Hà Nội Hoàng Văn Điện cho rằng, để nâng cao chất lượng đào tạo, cần tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng giữa các trường; giải quyết vấn đề tài chính cho đào tạo; nhà nước đầu tư mua các chương trình tài liệu đào tạo tiên tiến của nước ngoài cung cấp cho nhà trường; xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp tham gia đóng góp vào quá trình đào tạo; khuyến khích các trường đào tạo theo đặt hàng của địa phưong và các doanh nghiệp; bằng các biện pháp đòng bộ thay đổi quan niệm của xã hội, của người học về mục đích học tập…

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Bóng ma hạt nhân ở Trung Đông

GD&TĐ - Tình hình Trung Đông đã đột ngột căng thẳng kể từ đêm 13/4 rạng sáng 14/4 khi Iran lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện một cuộc không kích quy mô lớn.