Địa phương linh hoạt kế hoạch dạy học, chấn chỉnh kịp thời dạy thêm học thêm

GD&TĐ - Phần chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội xung quanh vấn đề dạy học trực tuyến, dạy thêm học thêm trực tuyến được dư luận rất quan tâm.

Hải Phòng là địa phương đi đầu trong ứng dụng CNTT trong dạy học
Hải Phòng là địa phương đi đầu trong ứng dụng CNTT trong dạy học

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&Đ, ngành Giáo dục Hải Phòng linh hoạt kế hoạch dạy học, sẵn sàng điều kiện dạy online khi tình hình dịch Covid-19 phức tạp. Đặc biệt, quán triệt vấn đề dạy thêm, học thêm.

Dạy học trực tuyển đảm bảo vấn đề cốt lõi

Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Tại Hải Phòng, 13/14 quận, huyện có dịch. Trong đó, học sinh toàn quận Kiến An, học sinh các trường THPT Trần Hưng Đạo, THPT An Lão( huyện An Lão), THCS Hồng Bàng (quận Hồng Bàng) phải dừng đến trường. Các nhà trường đã ngay lập tức chuyển trạng thái dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến.

Thầy giáo Trịnh Doãn Toản- Hiệu trưởng Trường THCS Hồng Bàng (quận Hồng Bàng) cho hay, nhà trường đã sẵn sàng các điều kiện dạy học song song trực tiếp, trực tuyến. Hơn 90% học sinh đáp ứng nhu cầu học online ngay buổi học đầu tiên. 

Tuy là giải pháp tình thế nhưng thầy cô giáo bộ môn luôn nỗ lực để duy trì chất lượng dạy học. Phương châm các tiết học sẽ tập trung vấn đề cốt lõi, trọng tâm. Học sinh sẽ được củng cố kiến thức khi đi học trực tiếp trở lại.

Sáng nay, trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu quốc hội Trương Thị Ngọc Ánh nội dung liên quan đến việc dạy và học trực tuyến,  Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Trước tình hình dịch bệnh, Bộ đã 2 lần ban hành văn bản tinh giản chương trình phù hợp với tình hình dạy học. Năm học 2021 – 2022, Bộ tiếp tục rà soát và xác định chương trình học là chương trình có tính cốt lõi, chứ không phải rút gọn mỗi năm một ít.

Điểm khác biệt của văn bản 4040 là chương trình mang tính cốt lõi. Đối với các địa phương dạy học trực tuyến bám theo chương trình cốt lõi đó, khi quay lại trường thì củng cố, mở rộng thêm. Vì vậy, giải pháp của chương trình trực tuyến chỉ cần dựa theo chương trình cốt lõi, chứ không phải bê nguyên xi chương trình vào học trực tuyến.

Chị Hoàng Thị Thanh Quyên, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng chia sẻ, con trai chị năm nay học lớp 9, Trường THCS Hồng Bàng. Tuy rất nôn nóng về chất lượng để thi vào lớp 10. Nhưng vì dịch bệnh nên gia đình ủng hộ việc chuyển trạng thái học tập của nhà trường. Chị Quyên mong muốn nhà trường dạy các vấn đề cốt lõi, cơ bản để học sinh nắm được kiến thức cơ bản đảm bảo chất lượng dạy học trực tuyến như tinh thần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy học trực tuyến.

Thầy giáo Trần Văn Nhường- Hiệu trưởng Trường THPT An Lão (huyện An Lão) cho hay, nhà trường đã thành thục việc dạy học trực tuyến. Tuy chất lượng dạy học khó kiểm soát nhưng tinh thần vì điều kiện bắt buộc, thầy cô và học trò cùng cố gắng. Trên 89% học sinh có thiết bị và tham gia học online đúng thời khóa biểu.

Quán triệt dạy thêm học thêm

Vấn đề dạy thêm học thêm trong các nhà trường trở thành vấn đề nóng. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, dạy thêm, học thêm không được quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt dễ nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, thậm chí nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.

Chị Phùng Thị Thơm, một phụ huynh tại quận Kiến An, TP Hải Phòng chia sẻ, con chị năm nay học lớp 11. Trường khi quận Kiến An có dịch, các cháu phải học cả ngày trên trường. Khi chuyển trạng thái học tập vì Covid-19, các cô giáo vẫn dạy học trực tuyến 8 đến 9 tiết/ngày. Phụ huynh đã có ý kiến đền Ban giám hiệu nhà trường, và ngay lập tức được điều chỉnh phù hợp.

Chị Thơm mong muốn, an toàn dịch tễ là trên hết nhưng cũng không thể để học sinh "thất học". Chỉ đạo của ngành giao quyền linh hoạt cho các nhà trường trong việc tổ chức hoạt động dạy học là rất phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy vậy, phụ huynh mong muốn các trường chỉ dạy kiến thức cơ bản của môn văn hóa theo thời khóa biểu online. Còn lại những môn học khác có thể theo hình thức giao bài theo chủ đề, cô hướng dẫn qua zalo và không dạy thêm online.

Ông Bùi Văn Kiệm- Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng yêu cầu các nhà trường xem xét, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm học thêm đúng quy định. Đặc biệt là dạy thêm ngoài nhà trường, dạy nhóm lớp trong điều kiện dịch bệnh.

Với những phản ánh của phụ huynh về việc dạy thêm trực tuyến cũng được ngành tiếp thu, chấn chỉnh kịp thời.

Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường thanh tra để ngăn chặn, xử lý nghiêm dạy thêm trực tuyến
Trong buổi chất vấn sáng nay, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái (đoàn Bạc Liêu) nêu thực trạng dạy học thêm trực tuyến đang có xu hướng gia tăng, thậm chí có tình trạng học sinh bị ép học thêm trực tuyến. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT nghiêm cấm dạy thêm trong mùa dịch. Đại biểu đề nghị Bộ cần thanh tra về việc này? Quan điểm của Bộ trưởng ra sao?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, việc dạy thêm học thêm trong điều kiện bình thường đã cần phải ngăn chặn thì trong học trực tuyến giữa dịch bệnh rất đáng lên án. Thông tư 09 của Bộ đã quy định số giờ trong dạy và học trực tuyến cho các cấp, các lớp. Các trường thấy học sinh đi học quá số giờ quy định thì các Sở GD&ĐT địa phương cần tổ chức thanh tra xem có hiện tượng này hay không. Quan điểm của Bộ là tăng cường thanh tra để ngăn chặn, xử lý nghiêm việc này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.