Đi ăn, thấy 2 con gái nhớn nhác nhìn bàn bên cạnh, mẹ ngó sang thì "câm nín"

Khi điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng đặc biệt yêu thích món đồ này. Thậm chí nhiều bé phải được xem điện thoại mới chịu ăn uống, dù ở nhà hay ra ngoài dùng bữa ở nhà hàng khiến cha mẹ vô cùng phiền muộn.

Mới đây, một bà mẹ người Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện về việc cô đưa 2 con gái đi ăn, qua đó bày tỏ sự "bất lực" trước "vấn nạn" trẻ thích xem điện thoại ấy.

Chuyện là, khi cô và 2 con đang ngồi chờ thức ăn được đem lên thì bà mẹ này để ý thấy hai đứa bé cứ nhớn nhác nhìn sang bàn bên cạnh. Nếu một bé nhìn chẳng nói, đằng này cả hai đứa trẻ đều nhìn chằm chằm về phía đó. Trong đó một bé còn nhướn hẳn người lên để nhìn cho rõ.

Đi ăn, thấy 2 con gái nhớn nhác nhìn bàn bên cạnh, mẹ ngó sang thì "câm nín" ảnh 1

Hai bé gái nhìn chằm chằm sang bàn bên cạnh khiến người mẹ khó hiểu.

Một bé còn đứng hẳn dậy để nhìn cho rõ.

Người mẹ này ngoảnh sang thì thấy bàn bên cạnh có một bé gái trạc tuổi con mình nên ngỡ rằng con gái nhìn bạn. Nhưng quan sát kỹ hơn và phát hiện nguyên do thật sự, cô lập tức phải "câm nín". 

Hóa ra con gái cô không nhìn bạn, chính xác là xem ké phim hoạt hình trên chiếc điện thoại đặt trước mặt bé gái kia.

Bé gái bàn bên cạnh cũng đi ăn cùng gia đình nhưng vừa ăn vừa xem phim hoạt hình rất say sưa. Rõ ràng các chương trình giải trí trên ti vi, điện thoại có sức hấp dẫn rất lớn với trẻ nhỏ. 

Bé gái kia vừa ăn vừa xem, còn hai con gái của cô dù ngồi bàn bên này vẫn không khỏi ngóng sang xem ké không rời mắt. 

Bàn bên cạnh cũng có một bé gái đi ăn cùng gia đình.

Hóa ra thứ 2 bé gái nhìn chằm chằm chính là bộ phim hoạt hình đang mở trên điện thoại.

Việc trẻ xem ti vi, điện thoại, máy tính bảng không phải là việc xấu. Những chương trình phù hợp, dành riêng cho trẻ nhỏ trên các thiết bị đó sẽ cung cấp cho con thêm kiến thức và những phút giây giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. 

Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, trung bình mỗi ngày trẻ chỉ nên dành khoảng 2 giờ để xem tivi. Đặc biệt cha mẹ không được cho con vừa ăn vừa xem điện thoại vì thói quen đó có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng:

Béo phì

Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn trong lúc xem tivi sẽ khiến trẻ không nhận ra được khi nào mình cảm thấy no do toàn bộ sự chú ý của trẻ đã bị hút vào các chương trình truyền hình. 

Khi “công tắc báo no” trong não bị vô hiệu hóa, trẻ sẽ có xu hướng tiêu thụ thức ăn nhiều hơn nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng tăng cân mất kiểm soát, gây béo phì.

Rối loạn tiêu hóa

Về mặt y học, cho trẻ xem tivi khi đang ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Thói quen này khiến tư tưởng của trẻ bị phân tán, từ đó làm giảm vị giác lẫn độ ngon miệng của món ăn.

Ngoài ra, ăn khi đang xem tivi còn khiến tín hiệu từ não truyền đến dạ dày bị các chương trình tivi làm mờ nhạt. Từ đó, dạ dày không tiết đủ dịch vị, thức ăn không được tiêu hóa kỹ và cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng hơn. Lâu dần, hệ tiêu hóa sẽ bị rối loạn, dễ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Giảm tốc độ trao đổi chất

Vừa ăn vừa xem tivi có thể làm giảm tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, thức ăn bị tiêu hóa chậm hơn, dẫn đến sự tích tụ chất béo ở vùng bụng.

Đau dạ dày

Vừa ăn vừa xem tivi khiến một lượng lớn máu được đưa về não nên không thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn. Những thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ tồn đọng lại và trở thành nguyên nhân cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh viêm dạ dày.

Thiếu sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình

Nếu cả cha mẹ và con cái đều có thói quen vừa ăn vừa xem tivi thì cả gia đình sẽ ít trò chuyện, tương tác, từ đó sợi dây liên kết tình cảm giữa các thành viên cũng trở nên mờ nhạt. 

Ban ngày các bậc cha mẹ đi làm bận rộn, trẻ nhỏ đến trường học tập nên không có thời gian dành cho nhau, vì thế cha mẹ đừng biến những buổi tối gia đình sum vầy trở nên lặng ngắt vì ai cũng mải chú tâm vào điện thoại nhé!

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.