Đặc biệt với một số trẻ nhạy cảm, lanh lợi thì nó có thể sẽ thắc mắc, hỏi sớm hơn. Điều này là hoàn toàn hợp lý sẽ giúp trẻ nâng cao nhận thức bản thân về vấn đề sinh lý ở tuổi mới lớn. Nhưng làm thế nào để nói chuyện với chúng, làm thế nào để chúng không ngại, làm thế nào để có thể nói chuyện này với chúng dài lâu hơn. Cũng dễ thôi, vậy thì các cha mẹ hãy thử tham khảo qua vài cách dưới đây.
1. Đề cập đúng trọng tâm, không lan man nhưng phải khéo léo
Ở khoản này, các bậc cha mẹ nên ngồi lại, nói với con, giải thích cho chúng hiểu trọng tâm về các bộ phận cơ thể. Tuy nhiên, đừng nói quá khoa học trườu tượng và cũng đừng nói quá nhạy cảm. Hãy tìm cách luồn lách câu giải thích sao đó cho khéo léo, tế nhị và trẻ không thấy ngại khi tiếp nhận câu trả lời này. Đặc biệt là với những trẻ hay hỏi những câu hỏi như tại sao con được sinh ra, tại sao gọi bạn kia là bé trai, bé gái...
2. Lựa chọn đúng thời điểm, lứa tuổi
Với những trẻ lanh lợi, tầm 3-4 tuổi là nó đã hỏi những câu đại loại như tại sao con được sinh ra...Với những trẻ này, bạn nên bắt dầu giải thích cho nó hiểu cơ bản về sự khác biệt đặc thù một cách khôn khéo nhất.
Sau này, trẻ càng lớn hơn, có thể ở giai đoạn sắp hoặc ở tuổi dậy thì (12-14 tuổi) , đây là lúc các bậc cha mẹ bắt đầu nói chuyện thoải mái với trẻ về vấn đề này rồi đó.
3. Lựa thời điểm để nói chuyện
Bạn không thể nào giải thích chuyện này với con nếu có người thứ ba ngồi đó. Tốt nhất là tìm một không gian riêng tư và thoải mái trao đổi với bé.
4. Đừng chỉ nói một lần rồi thôi
Trẻ không phải chỉ hỏi đúng một câu hỏi đó một lần rồi thôi. Chính yếu tố môi trường xung quanh, nhận thức, tuy duy sẽ khiến trẻ có nhiều suy nghĩ, tư duy, nhiều câu hỏi hóc búa, chuyên sâu hơn. Vậy nên, bạn sẽ phải nói chuyện này thường xuyên với trẻ nếu trẻ muốn hỏi. Đừng ngại vì con mình biết quá nhiều. Hãy dành nhiều thời gian hơn, giải đáp thắc mắc để chúng có một định hướng tâm sinh lý tốt nhất.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nói chuyện giới tính với con của mình nhé.