Seven Global LLP, do công ty DB Ventures Limited và Seven Global Holding Company Limited của David điều hành, bao gồm việc bán các mặt hàng mang thương hiệu của ngôi sao bóng đá David Beckham.
Theo The Mirror, nó đã mang về doanh thu đáng kinh ngạc 17,4 triệu bảng Anh từ nước hoa, đồng hồ, quần áo và giày dép vào năm ngoái.
Thu nhập nhiều triệu bảng Anh này từ việc bán các mặt hàng phổ biến, được bán ở nhiều cửa hàng lớn. tính ra ở mức 47, 671 bảng một ngày.
Một báo cáo từ Seven Global LLP cho biết: "David Beckham là một người nổi tiếng quốc tế với tên tuổi đã trở thành một thương hiệu.
Các thành viên tin rằng, thương hiệu David Beckham kết hợp với chiến lược kinh doanh LLP sẽ chịu được bất kỳ sự cạnh tranh nào hiện nay trên thị trường".
Một mối quan hệ hợp tác quan trọng khác mà David có là với Adidas, khi anh phát hành Bộ sưu tập David Beckham Capsule vào năm 2017, kỷ niệm mối quan hệ 20 năm giữa cựu đội trưởng đội tuyển Anh và Adidas.
David cũng đã làm việc với Breitling, Armani và Gillette trong nhiều năm.
Gần đây hơn, David đã được công bố với tư cách là đại sứ mới của Maserati và xuất hiện trong một video hành động cho thương hiệu xe thể thao.
Anh ấy gần đây cũng xác nhận sẽ tham gia đóng vai chính trong phim của Disney sau khi ký một hợp đồng bảy con số.
Và trong khi Seven Global LLP có vẻ đang hoạt động rất tốt, thì công việc kinh doanh thời trang của vợ David là Victoria đã lỗ tổng cộng hơn 46 triệu bảng Anh kể từ khi nó ra mắt.
Thương hiệu thời trang Victoria Beckham được thành lập vào năm 2008 và đã khẳng định vị thế với ngành công nghiệp thời trang quốc tế.
Đều đặn ra mắt bộ sưu tập tại fashion week hàng năm, hai lần nhận giải thưởng British Fashion Awards (vào năm 2011 và 2014), Victoria được giới chuyên môn đánh giá là một trong những nhà thiết kế tay ngang thành công hiếm hoi của làng mốt.
Tuy nhiên, báo chí liên tục đưa tin về việc kinh doanh thua lỗ của bà xã David Beckham, thậm chí cho rằng thương hiệu thời trang của cựu thành viên Spice Girls đứng trước nguy cơ phá sản.
Trong thời dịch Covid-19, công ty thời trang của Victoria quyết định cho 30 nhân viên nghỉ việc tạm thời để nhận tiền trợ cấp của nhà nước. Theo chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, chính phủ sẽ trợ cấp 80%, tức khoảng 2.500 bảng Anh/người/tháng.
Victoria Beckham tự chi trả thêm 20% tiền lương còn lại cho nhân viên, tuy nhiên đây là khoản không bắt buộc. Việc này khiến Victoria Beckham bị chỉ trích.