Đâu là nguyên nhân học sinh phải đứng dưới cổng trường giữa trời nắng nóng?

Đâu là nguyên nhân học sinh phải đứng dưới cổng trường giữa trời nắng nóng?

Có nhiều ý kiến phê phán cách hành xử của cô giáo và nhà trường, cũng có những tiếng nói cảm thông, chia sẻ với những người liên quan đến vụ việc.

Tuy nhiên, nếu lắng lại để phân tích chúng ta sẽ thấy sự việc đáng tiếc đó xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào. Hãy bắt đầu từ một khía cạnh theo lời kể của người nhà cháu bé: “ ..tôi có hỏi tại sao con phải đứng cổng trường, con tôi nói chị sao đỏ không cho con đứng trong sân trường. Còn 15 phút nữa là vào lớp, giữa trưa nắng, chỉ vì thi đua mà con tôi phải đứng cổng trường như thế này”.

Tại sao lại vì “thi đua” mà xảy ra sự việc này!

Hiện nay, hầu hết các nhà trường tiểu học đều có tổ chức Đội (Liên đội) dưới sự hướng dẫn điều hành của tổng phụ trách Đội. Mỗi lớp là mỗi chi Đội ( từ lớp 3 đến lớp 5). Học sinh từ lớp 1 đến lớp 2 là sao nhi đồng(sao nhi đồng do liên đội thành lập).

Để giúp việc cho Tổng phụ trách đội,các nhà trường đã thành lập đội ngũ “Sao đỏ” với nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện nội quy của nhà trường và giúp đỡ nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 

Tổng phụ trách đội đã tham mưu với nhà trường xây dựng Quy chế xếp loại thi đua giữa các chi đội. Quy chế có các tiêu chí, mỗi tiêu chí đều có điểm thi đua cụ thể. Các tiêu chí trong quy chế tuy có sự đánh giá cho điểm các mặt tốt, nhưng đa phần tập trung vào việc xem xét, trừ điểm thi đua của các chi đội có đội viên hoặc sao nhi đồng vi phạm nội quy của liên Liên đội. 

Vì thế mà các “ sao đỏ” buộc phải theo dõi, giám sát chặt chẽ, tích cực tìm lỗi của các bạn để trừ điểm thi đua của các lớp nhiều hơn là tìm việc làm tốt để biểu dương. Điểm thi đua của các lớp do tổ chức Đội đánh giá, sẽ là một trong những “điểm tiêu chí cứng” của việc đánh giá xếp loại lớp, giáo viên chủ nhiệm và tổ chuyên môn cuối mỗi năm học. 

Trong mỗi buổi hội ý cuối tuần hay họp hội đồng, nhằm chấn chỉnh ý thức kỷ luật, tổng phụ trách Đội lại nhắc nhở, phê bình lớp, giáo viên chủ nhiệm có học sinh mắc khuyết điểm do ‘ sao đỏ “ nhận xét. Chính điều này đã gây áp lực không nhỏ cho đa số giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ( GVCN) . 

Từ đó không ít GVCN đã có những động thái “ cứng rắn” đối với học sinh (thậm chí cả CMHS) gây ra biết bao hệ lụy. Chưa hết, mỗi lớp lại có ban cán sự lớp (hội đồng tự quản), đứng đầu là lớp trưởng.

Ban cán sự lớp giúp GVCN (có nơi còn làm thay việc của GVCN) điều hành một số hoạt động của các bạn trong giờ học, đồng thời là công cụ cho việc thực hiện giữ gìn nề nếp, ý thức kỷ luật của các thành viên trong lớp. 

Với nhận thức tâm lý của non nớt của lứa tuổi trẻ con ( thích thể hiện, thích được khen, thích được tôn sùng…) chưa phải chịu trách nhiệm của bản thân giờ lại phải gánh thêm trách nhiệm của người khác nên không tránh khỏi những hành động vô thức, tạo áp lực cho bạn bè. Những nguyên nhân nêu trên có thể là yếu tố cơ bản làm xảy ra sự việc đáng tiếc mà dư luận xã hội bức xúc trong những ngày qua.

Mặt khác, với quy chế thi đua đó, với cách tổ chức lớp học như vậy không chỉ trái với bản chất của giáo dục (Giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt!) mà lâu dài sẽ dẫn tới hậu quả làm méo mó nhân cách con người.

Xuất phát ban đầu với sự vô thức của lớp trưởng hay “sao đỏ”, lâu dần sẽ hình thành những “đại bàng con” trong trường học. Thật nguy hiểm cho xã hội khi ngày càng nhiều một bộ phận “ gia – ve” chuyên bới móc, tìm cái xấu người khác như nhà văn thiên tài Vích-to Huy-gô đa mô tả trong tác phẩm của mình: “hắn phóng vào Giăng Van- giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ". Không chỉ hình thành lớp người như “ Gia- ve” mà còn thêm loại người “chuyên nịnh” hay những người tự ti trong xã hội.

Không thể phủ nhận vai trò to lớn của tổ chức Đội trong các nhà trường, tuy nhiên cần phải đổi mới hoạt động của Đội . Trong cuộc họp rà soát các chế độ, chính sách đối với giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập (sáng 25/4/2017), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói :” công tác đội trong nhà trường dù có nhiều thành tích đáng ghi nhận, nhưng còn nhiều bất cập cần phải đổi mới” ( theo báo Tuổi trẻ ngày 25/4/2017).

Đổi mới như thế nào?

Theo chúng tôi, trước hết các nhà trường cần tập trung xây dựng quy chế hoạt động Đội với nội dung : Chú trọng công tác truyên truyền, nêu gương điển hình về người tốt việc tốt một cách thường xuyên; bỏ tất cả những tiêu chí trừ điểm trong quy chế thi đua của liên Đội, thay vào đó là tuyên dương cộng điểm cho việc làm tốt; tập huấn cho đội ngũ “ sao đỏ” hướng dẫn, giúp đỡ các bạn thực hiện những việc làm đúng, luôn có ý thức tìm ra những việc tốt của bạn để khuyến khích, nhân rộng điện hình, nhắc nhở nhẹ nhàng những bạn có hành động, việc làm chưa đúng; Giáo viên chủ nhiệm cần áp dụng hình thức tổ chức lớp học theo mô hình VNEN trong việc thường xuyên tổ chức thay đổi các thành viên trong ban tự quản. Cần bổ sung nội dung, quy định rõ hơn về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội thiếu nên Tiền phong Hồ Chí Minh trong Điều lệ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.