Đánh bom đẫm máu ở Sri Lanka: Thảm họa được báo trước?

GD&TĐ - Sự an bình của ngày lễ Phục sinh ở Sri Lanka đã bị phá vỡ bởi những vụ đánh bom khủng khiếp tại nhiều nhà thờ và khách sạn khiến ít nhất 207 người thiệt mạng.

Nhà thờ St. Sebastian"s ở Negombo tan hoang sau khi bị tấn công
Nhà thờ St. Sebastian"s ở Negombo tan hoang sau khi bị tấn công

Đã có cảnh báo

Mặc dù không rõ ai là người đứng sau tám vụ nổ khiến đất nước này điêu đứng, nhưng ông Manisha Gunasekera, Ủy viên cấp cao của Sri Lanka, khẳng định: “Chắc chắn đó là những hành động khủng bố”.

10 ngày trước đó, một thông tin tình báo đã cảnh báo một cuộc tấn công, khiến nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao chính phủ nước này không áp dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời. “Cần phải có hành động nghiêm túc về lý do tại sao cảnh báo này bị bỏ qua”, Bộ trưởng Viễn thông Sri Lanka, Harin Fernando, viết trên Tweetter cùng với một bức ảnh của một tài liệu có tiêu đề “Thông tin về một kế hoạch cuộc tấn công kế hoạch” được do Phó Tổng Thanh tra Cảnh sát Priyalal Dissanayak ký ngày 11/ 4.

Chính quyền Sri Lanka cũng đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp liên quan đến những người đứng đầu quân đội, không quân và hải quân. Cảnh sát ở Sri Lanka áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn đảo từ tối Chủ nhật đến sáng thứ Hai. Ở Colombo, đường phố yên tĩnh đến lạ thường, hầu như không có xe nào trên đường và không có dấu hiệu của cuộc sống thành phố. Lính gác mang súng trường AK-47 đứng cạnh một cánh cổng khóa chặt của một khách sạn không xa khu vực Shangri-La, những con chó nghiệp vụ tham gia kiểm tra hành lý của khách.

Chính phủ Sri Lanka cũng chặn các trang truyền thông xã hội như Facebook và Instagram trong khi cuộc điều tra đang được tiến hành. Facebook đã đưa ra một tuyên bố vào Chủ nhật, gửi lời chia buồn tới những người “bị ảnh hưởng bởi hành động khủng khiếp này”. Công ty này cho biết: “Chúng tôi nhận thức được tuyên bố của chính phủ về việc chặn tạm thời các nền tảng truyền thông xã hội. Người dân dựa vào dịch vụ của chúng tôi để liên lạc với người thân của họ và chúng tôi cam kết duy trì dịch vụ của chúng tôi, giúp đỡ cộng đồng và đất nước Sri Lanka trong thời điểm bi thảm này”.

Những vụ nổ bi thảm

Vụ nổ đã thổi bay mái ngói của nhà thờ và cửa sổ khách sạn, khiến hàng trăm người đi lễ và khách của khách sạn thiệt mạng, trong đó có khoảng 30 người là người nước ngoài, bao gồm ít nhất ba người Ấn Độ, hai công dân Thổ Nhĩ Kỳ, hai công dân Trung Quốc và năm công dân Anh.

Hình ảnh từ các camera cho thấy những vết máu, kính vỡ và khói vương khắp nơi. “Bạn có thể nhìn thấy những mảnh thịt bị ném lên khắp các bức tường thánh đường, thậm chí bên ngoài nhà thờ”, Giám đốc Truyền thông xã hội của Tổng giáo phận Colombo, cha Edmond Tillekeratne của nhà thờ Thánh Sebastian – một trong những địa điểm bị đánh bom, cho biết. Ông ước tính có hơn một nghìn người đã đến nhà thờ vào Chủ nhật Phục sinh, nhiều người đến từ các làng xa xôi.

“Đây là một cuộc tấn công chống lại toàn dân tộc Sri Lanka vì Sri Lanka là (một) quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa. Cả nước cùng nhau tổ chức lễ Phục sinh”, ông Gunasekera nói. Bạo lực đã làm xáo trộn một thập kỷ hòa bình ở nước này, sau kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 25 năm vào năm 2009. Kể từ đó, Sri Lanka đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng, giành danh hiệu địa điểm du lịch tốt nhất trên thế giới năm 2019 do Lonely Planet bình chọn.

Làn sóng tấn công đầu tiên xảy ra khi các buổi lễ Phục sinh diễn ra tại các nhà thờ ở trung tâm cộng đồng Kitô giáo tại các thành phố Colombo, Negombo và Batticaloa. Nhiều vụ nổ khác xé toạc ba khách sạn hạng sang ở thủ đô Colombo: Shangri La, Cinnamon Grand và Kingsbury.

Quán cà phê Table One của khách sạn Shangri-La ở Colombo bị tấn công lúc 9 giờ sáng giờ địa phương. Một vụ nổ khác làm rung chuyển một khách sạn trước vườn thú Dehiwala ở Dehiwala-Mount Lavinia. Vụ nổ cuối cùng đã tấn công một ngôi nhà riêng ở Mahawila Gardens, Dematagoda. Khi điều tra viên có mặt tại hiện trường để điều tra, hai vụ nổ khác đã xảy ra, khiến một thanh tra phụ và cảnh sát thiệt mạng.

Tấn công vì xung đột tôn giáo?

Cộng đồng Kitô giáo ở Sri Lanka dường như là mục tiêu chính của những cuộc tấn công này. Kitô giáo là một tôn giáo thiểu số ở Sri Lanka, chiếm ít hơn 10% tổng dân số 21,4 triệu người.

Theo dữ liệu điều tra dân số, 70,2% người Sri Lanka theo Phật giáo, 12% theo đạo Hindu, 9,7% Hồi giáo và 7,4% theo Kitô giáo. Người ta ước tính rằng 82% Kitô hữu Sri Lanka là Công giáo La Mã.

Các cuộc tấn công cuối tuần qua có nguy cơ làm đảo lộn nền hòa bình mong manh của đất nước. Căng thẳng giữa đa số người Sinhalese và dân tộc thiểu số Tamil đã dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài 25 năm giữa lực lượng chính quyền và Những con hổ Tamil – nhóm được Mỹ và những nhiều nước cho là tổ chức khủng. Khi lực lượng Sri Lanka đánh bại Hổ Tamil năm 2009, hơn 70.000 người đã chết trong trận chiến.

Trong những năm gần đây, đất nước này đã chứng kiến sự gia tăng của nhóm Phật giáo cực đoan dân tộc do Bodu Bala Sena, tổ chức Phật giáo quyền lực nhất của đất nước này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.