Đằng sau cái kết đột ngột của “cuộc chiến triệu đô”

GD&TĐ - Một cái kết đột ngột đặt dấu chấm hết cho một trong những chương trình đắt đỏ nhất trong lịch sử Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA). Đó là cuộc chiến phản gián của CIA ở Syria, đã được bí mật triển khai trong mấy năm qua.

Đằng sau cái kết đột ngột của  “cuộc chiến triệu đô”

Chấm dứt một chương trình “khủng”

Trong một cuộc họp báo của Nhà Trắng đầu tháng này, Giám đốc CIA Mike Pompeo cho biết đã đề xuất với Tổng thống Donald Trump về việc kết thúc một nỗ lực kéo dài 4 năm nhằm huấn luyện và trang bị vũ khí cho quân nổi dậy Syria. Tổng thống đã nhanh chóng kết thúc chương trình này.

Thời điểm bắt đầu chương trình, quân nổi dậy Syria khi đó chỉ còn như một thứ bình phong yếu ớt và trống rỗng sau hơn một năm bị máy bay Nga ném bom; các khu vực trong tay quân nổi dậy ngày càng thu hẹp, thay vào đó là sự kiểm soát của quân đội Syria. Trong nhiều năm, những người chỉ trích trong Quốc hội Mỹ không ngớt phàn nàn về vấn đề kinh phí - trị giá đến hơn 1 tỷ USD cho cả chương trình.

Để rõ hơn quy mô khổng lồ của chương trình này, có thể so sánh với một chương trình khác của Lầu Năm Góc trị giá 500 triệu USD trong việc xây dựng và đào tạo 15.000 quân nổi dậy của Syria trong 3 năm và bị hủy bỏ vào năm 2015 sau khi cả chương trình chỉ đào tạo được vài chục tay súng. Thêm vào đó, nhiều báo cáo cũng cho rằng, một số vũ khí do CIA cung cấp đã rơi vào tay một nhóm phiến quân có liên quan đến al-Qaeda, khiến chương trình bí mật này càng bị phê phán.

Việc đóng cửa chương trình bí mật của CIA - một trong những nỗ lực tốn kém nhất trong việc trang bị vũ khí và huấn luyện kể từ sau chương trình của cơ quan này nhằm đào tạo các chiến binh mujahedeen ở Afghanistan những năm 1980 - đã khiến dư luận tốn thời gian tranh luận về sự thành công hay thất bại của nó. Những người phản đối cho rằng cuộc chiến này là một hoạt động dại dột, đắt đỏ và kém hiệu quả. Những người ủng hộ cho rằng các thành tựu của hoạt động này rất đáng ghi nhận, nhất là khi chính quyền ông Obama đã đưa ra nhiều giới hạn ngay từ thuở ban đầu - điều mà nhiều người cho rằng đã cảnh báo trước sự thất bại của chương trình.

Thất bại được đoán trước

Năm 2013, Tổng thống Mỹ khi ấy là Barack Obama, đã rất lưỡng lự chấp thuận chương trình này, bởi khi đó chính quyền của ông đang phải vật lộn để ngăn chặn đà tiến công của lực lượng chính phủ Syria trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad. Chương trình này nhanh chóng trở thành nạn nhân của các liên minh liên tục thay đổi trong cuộc nội chiến kéo dài 6 năm ở Syria, cũng như tầm nhìn hạn chế của quân đội và tình báo Mỹ đối với thực tế diễn ra tại đây.

Một khi các tay súng được CIA huấn luyện trở về Syria thì các nhân viên CIA rất khó quản lý họ. Thực tế một số vũ khí của CIA rơi vào tay các tay súng Mặt trận Nursa, thậm chí có cả những phiến quân được CIA huấn luyện cũng gia nhập tổ chức này, đã khẳng định những lo ngại của nhiều người trong chính quyền Obama kể từ khi chương trình bắt đầu. Mặc dù Mặt trận Nusra được xem là lực lượng chiến đấu hiệu quả chống lại quân đội của ông Assad, nhưng những liên hệ của tổ chức này với al-Qaeda khiến chính quyền của ông Obama không thể hỗ trợ trực tiếp cho Nusra.

Các quan chức tình báo Mỹ ước tính rằng hiện Mặt trận Nursa có tới 20.000 chiến binh tại Syria, là liên minh lớn nhất của al-Qaeda. Không giống các tổ chức khác của al-Qaeda như

al-Qaeda ở Bán đảo Ả Rập, Mặt trận Nusra từ lâu đã tập trung vào cuộc chiến với chính phủ Syria hơn là lập kế hoạch cho các cuộc tấn công khủng bố vào Mỹ và châu Âu.

Thực tế, chương trình này cũng đã có một giai đoạn thành công, đặc biệt là năm 2015, khi quân nổi dậy cũng như Ả-rập Xê-út và các lực lượng chính phủ Syria ở miền Bắc nước này cùng sử dụng tên lửa phá tăng do CIA cung cấp. Nhưng vào cuối năm đó, quân đội Nga đã tấn công và tập trung vào những tay súng do CIA chống lưng, khi đó đang chống lại chính phủ Syria. Rất nhiều tay súng đã bị vô hiệu hóa, và vận mệnh của phiến quân hoàn toàn đảo ngược.

Tổng thống Trump đã nhiều lần công khai chỉ trích nỗ lực này. Ông từng đăng trên tài khoản Tweeter rằng ông đã “chấm dứt những khoản tiền khổng lồ, nguy hiểm và lãng phí dành cho phiến quân Syria chống lại Assad”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ