Đàm phán hạt nhân Iran: Chưa có dấu hiệu đột phá

Đàm phán hạt nhân Iran: Chưa có dấu hiệu đột phá

(GD&TĐ) – Tối qua (26.2), các cường quốc tế giới và Iran đã cùng trao đổi những đề xuất tại các cuộc đàm phán “hữu ích” ở Kazakhstan nhằm phá vỡ một thập kỷ bế tắc về chương trình hạt nhân gây tranh cãi ở Tehran.

Iran’s representatives led by their top nuclear negotiator Saeed Jalili (4th L) sit at a table during the talks with world powers representatives on Iran’s nuclear programme.
Các đại diện tại cuộc đàm phán về hạt nhân Iran 

Cuộc họp diễn ra tại thành phố Almaty của Kazakhstan diễn ra khi có những cấm vận chống lại Iran và Israel vẫn từ chối loại bỏ khả năng có các cuộc tấn công nhằm vào những nơi tình nghi là cơ sở hạt nhân của Iran.

Hiện chưa có dấu hiệu về một bước đột phá trong vòng đàm phán kín thứ nhất kéo dài tới tối hôm qua khi các bên đồng ý tiếp tục cuộc họp vào hôm nay.

“Chúng tôi hy vọng rất nhiều rằng phía Iran sẽ quay trở lại (vào thứ 4), thể hiện sự linh hoạt và sẵn sàng đàm phán” – một phát ngôn viên của người đứng đầu các vấn đề ngoại giao của EU cho biết.

Một nguồn tin phương Tây cho biết các cường quốc tế giới đang đưa ra đề nghị cho phép Iran khôi phục lại việc mua bán vàng và kim loại quý cũng như một số hoạt động ngân hàng quốc tế hiện đang bị cấm vận. Đổi lại, Iran sẽ phải giới hạn các hoạt động làm giàu uranium nhạy cảm mà các cường quốc lo ngại sẽ được sử dụng để chế bom nguyên tử.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói trong một chuyến thăm tới Berlin (Đức) rằng có một “con đường ngoại giao” trong cuộc củng hoảng hạt nhân và thể hiện hy vọng rằng “chính Iran sẽ có sự lựa chọn để bước xuống con đường của giải pháp ngoại giao”.

Đây là cuộc đàm phán đầu tiên kể từ sau cuộc họp tại Moscow vào tháng 6 năm 2012 và các quan chức Iran đã dập tắt mọi hy vọng bằng cách khẳng định rằng họ sẽ không đưa ra sự nhượng bộ đặc biệt nào.

“Rõ ràng là không ai mong chờ rằng mỗi người bước ra khỏi đây với một thỏa thuận được nhất trí. Đây là một quá trình đang đàm phán” – phát ngôn viên của bà Ahston cho biết.

Iran từ chối rằng họ đang chế tạo vũ khí hạt nhân và mong muốn thế giới tôn trọng “quyền” được làm giàu uranium của họ - điều mà hiện tại các cấm vận của Liên hợp quốc nói rằng không để làm vì Iran từ chối hợp tác với các thanh tra hạt nhân.

Iran bước vào đàm phán bằng cách đưa ra một loạt tuyên bố cho rằng họ sẵn sàng lắng nghe những lời đề nghị nhưng không chịu nhượng bộ.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkob cho biết Moscow đang hy vọng các cuộc đàm phán có thể chuyển tới giai đoạn “thương lượng” hơn là chỉ đưa ra các đề xuất.

Iran có một nhà máy hạt nhân ở thành phố Busher – được xây dựng với sự giúp đỡ của Nga – nhưng lãnh đạo tối cao của Iran, ông Ayatollah Ali Khamenei đã mô tả vũ khí hạt nhân là một “tội lỗi”.

Phương Hà (theo AFP)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ