Đà Nẵng: Triển lãm chuyên đề Côn Đảo xưa và nay

GD&TĐ - Sáng nay 15/4, tại Bảo tàng Đà Nẵng đã khai mạc triển lãm chuyên đề Côn Đảo xưa và nay giới thiệu hơn 500 ảnh tư liệu phản ảnh lịch sử đấu tranh của một nhà tù lớn nhất, dã man nhất và lâu đời nhất trong hệ thống nhà tù dưới chế độ thực dân cũ và mới đã hiện hữu tại Côn Đảo trong thời gian từ năm 1862 – 1975.

Triển lãm giới thiệu hơn 500 bức ảnh tư liệu phản ảnh lịch sử đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Côn Đảo.
Triển lãm giới thiệu hơn 500 bức ảnh tư liệu phản ảnh lịch sử đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Côn Đảo.

Triển lãm được chia thành các nội dung chính, gồm: Quá trình xây dựng và phát triển Côn Đảo (1975 - 2016); Tầm nhìn Côn Đảo đến năm 2030.

Mỗi bức ảnh là một thước phim chân thực tái hiện lại lịch sử qua từng thời khắc trong chiến tranh và là diện mạo mới của mảnh đất Côn Đảo hôm nay.

Triển lãm là sự phối hợp tổ chức giữa Bảo tàng Đà Nẵng và Bảo tàng Côn Đảo. Nhân dịp này, Bảo tàng Côn Đảo trao tặng Bảo tàng Đà Nẵng nhóm hiện vật gồm 3 bộ còng chân đã được Mỹ - ngụy sử dụng để còng chân các chiến sỹ bị lưu đày tại nhà tù Côn Đảo.

Cũng trong dịp này, Bảo tàng Côn Đảo đã tiếp nhận một số hiện vật quý được các cựu tù Côn Đảo tại Đà Nẵng trao tặng: Cựu tù Côn Đảo Nguyễn Ngọc Thôi tặng số quần áo đã mặc trong thời gian tù đày ở Côn Đảo vốn được ông cất giữ cẩn thận trong hơn 40 năm qua; ông Đỗ Hằng - Đại diện Hội tù yêu nước TP Đà Nẵng - đã trao tặng bộ sưu tập tư liệu, hình ảnh gốc về lịch sử đấu tranh trong tù đày của nhiều chiến sỹ dưới gông cùm của kẻ thù.

Triển lãm chuyên đề Côn Đảo xưa và nay sẽ mở đến hết ngày 2/5.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ