Cá thể gấu cái ước chừng 120 kg, được nuôi làm cảnh trong khuôn viên mộtđơn vị. Theo thông tin của Kiểm lâm tỉnh Gia Lai và cơ quan hiện nuôi giữ gấu,cá thể gấu này đã được nuôi nhốt tại đây khoảng 15 năm từ khi là gấu con vớimục đích làm cảnh. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Cục Kiểm lâm, đây là cá thểgấu cuối cùng được nuôi nhốt trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai, thông tin này cũngđược chi cục Kiểm lâm Gia Lai xác nhận.
Sau khi xử lý thông tin và đơn tự nguyện chuyểngiao của đơn vị nuôi gấu, Chi cục Kiểm lâm Gia Lai đã đồng ý lựa chọn Trung tâmCứu hộ gấu Việt Nam để tiếp nhận gấu bởi: "Sau khi xem xét, nhận thấyđơn vị (Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam) thời gian qua đã có nhiều hoạt động phốihợp với chi cục kiểm lâm Gia Lai, bao gồm việc thực hiện tuyên truyền nâng caonhận thức cho các tổ chức cá nhân (chủ nuôi gấu) nhằm bảo vệ gấu nuôi và thựchiện nhiều đợt tiếp nhận cứu hộ đạt được kết quả tích cực nhất, đồng thời cũnglà đơn vị cứu hộ gấu Việt Nam đảm bảo đủ điều kiện về kĩ thuật cơ sở vật chấtquy mô chuồng trại đạt tiêu chuẩn quốc gia." (trích công văn CCKL Gia Lai gửi Tổ chức Động vật Châu Á).
Chi cục kiểmlâm tỉnh Gia Lai cũng như đơn vị nuôi gấu cùng với Tổ chức đã lên kế hoạch,thống nhất về thời gian và thủ tục, cùng đồng hành, và tạo điều kiện tốt nhất đểviệc chuyển giao gấu diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, tuân thủ đúng quy trình.
Cá thể gấu ngựa được Trung tâm đặt tên là Hoa Gạo (Cotton Blossom) bởi đánglẽ gấu đã được cứu hộ vào đầu tháng 3/2020, nhưng bởi dịch Covid 19 diễn biếnphức tạp, chuyến đi buộc phải hoãn vào phút chót. Tổ chức vẫn giữ tên gọi đãđược dành riêng cho cô gấu này, và mong mỏi, sau nhiều năm trong chuồng cũi, gấusẽ được tận hưởng thoải mái nhất có thể sự tự do và an yên, được là gấu hạnh phúcđúng nghĩa như bông hoa gạo rực rỡ của tháng ba. Hoa gạo như những búp lửa củahy vọng và sự khởi sinh mãnh liệt giữa vùng rừng núi xanh thẳm tại nơi sẽ là máinhà của gấu.
Đây là một chuyến cứu hộ vô cùng đặc biệt - chuyến cứu hộ đầu tiên mà cáckhâu thực hiện tại hiện trường đều được tiến hành hoàn toàn bởi đội ngũ nhân viênngười Việt Nam. Trong những năm gần đây, Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam chú trọngvào công tác đào tạo. Nhiều vị trí trước đây vốn hoàn toàn do các chuyên gia nướcngoài như bác sỹ thú y, quản lý hành vi gấu thì hiện giờ đã dần được đảm trách bởiđội ngũ nhân viên điạ phương.
Quá trình cứu hộ diễn ra tương đối nhanh chóng và thuận lợi bởi gấu HoaGạo khá bình tĩnh và phản ứng tích cực với đồ ăn ngọt. Về cơ bản, cá thể gấu cósức khoẻ tương đối ổn định. Để đảm bảo an toàn về kiểm dịch thú y cũng như chấphành nghiêm quy trình vận chuyển động vật hoang dã, gấu sau cứu hộ sẽ được Chicục Kiểm lâm Gia Lai và Chi cục Thú y Gia Lai hậu kiểm, kẹp chì niêm phong lồngvận chuyển trước khi rời khỏi địa bàn tỉnh.
Saukhi Gia Lai không còn nạn nuôi nhốt gấu, cả nước còn khoảng 500 cá thể gấu nuôinhốt trong các trang trại tại 36 tỉnh thành.
Theodự tính, đoàn cứu hộ sẽ mất 3 ngày, tương đương với quãng đường dài 1.100 km đểdi chuyển từ Gia Lai về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Ngay khi đưa về Tam Đảo,gấu sẽ trải qua 45 ngày cách ly trước khi được ghép nhóm và hòa nhập tại cáckhu bán tự nhiên.
Đâylà chuyến cứu hộ thứ ba của Tổ chức Động vật Châu Á trong năm 2020 tiếp nhận tổngsố 6 cá thể gấu ngựa. Thêm cá thể gấu này, Tổ chức Động vật Châu Á đã cứu hộthành công 217 cá thể gấu ngựa và gấu chó (cả gấu con và gấu sống lâu năm trongcác chuồng cũi) tại nhiều tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Hiện có 186 cá thể gấuđang được chăm sóc y tế, dinh dưỡng và sống trong các khu bán tự nhiên củaTrung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.
Theo thống kê mới nhất của Cục Kiểm lâm Việt Nam, cảnước còn khoảng 500 cá thể gấu nuôi trong các trang trại, trong khi gấu ngoài tựnhiên chỉ còn vài trăm cá thể. Tổ chức Động vật Châu Áđã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam nhằm đưa các cá thể này về các cơ sở cứu hộ; hướng tớichấm dứt 100% số trại gấu còn lại trên địa bàn cả nước, lộ trình từ 2017 tới2022.