Cuộc sống muôn màu

Công ty Dệt may Pangaia (Australia) vừa tung ra thị trường những bộ quần áo có nét đặc biệt là mỗi năm chỉ cần giặt một vài lần. 

Cuộc sống muôn màu

Quần áo mặc sau 100 ngày mới phải giặt

Công ty Dệt may Pangaia (Australia) vừa tung ra thị trường những bộ quần áo có nét đặc biệt là mỗi năm chỉ cần giặt một vài lần. Vải dùng để may những bộ quần áo này bao gồm các thành phần sợi có trong thiên nhiên. Chẳng hạn như áo T-shirt được sản xuất từ bông tự nhiên (80%) và sợi rong biển (20%). Với thành phần như trên, quần áo của Công ty Pangaia sau khi mặc khoảng 100 ngày mới phải đem đi giặt (trung bình mỗi năm giặt 3 lần). Vấn đề mấu chốt ở đây là quần áo được thiết kế sao cho nhanh chóng hút ẩm và ngăn không cho vi khuẩn phát tán gây mùi khó chịu.

Dấu vết methane mới trên sao Hỏa

Phát hiện mới nhất về dấu vết khí methane trên bề mặt sao Hỏa của xe tự hành Curiosity cho thấy, nồng độ methane khá cao, cao hơn 3 lần so với kết quả nghiên cứu năm 2013. Hiện giờ, các nhà khoa học của NASA chưa thể nói gì nhiều về phát hiện mới của Curiosity. Dấu vết methane mới được phát hiện có thể là kết quả của phản ứng địa nhiệt của các vỉa than ngầm chứa methane; tuy nhiên không loại trừ khả năng đây là dấu hiệu của sự sống vi sinh (có thể không còn tồn tại) dưới bề mặt sao Hỏa.

Cực quang hình chim phượng hoàng

Trên mạng xã hội vừa xuất hiện bức ảnh chụp bầu trời đêm ở Murmansk (Tây Bắc nước Nga) với cực quang hình chim phượng hoàng - một loài chim huyền thoại, tượng trưng cho Mặt trời.

Tác giả bức ảnh là ông Alexander Stepanenko (thành phố Murmansk). Bức ảnh được gửi tham dự cuộc thi ảnh thiên văn do Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich (Anh) tổ chức. Cực quang là hiện tượng quang học xuất hiện ở tầng trên khí quyển gần địa cực từ của hành tinh.

Theo Geekweek; Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ