Cục thi hành án dân sự Đà Nẵng nói gì về việc thi hành án vụ SVĐ Chi Lăng?

Cục thi hành án dân sự Đà Nẵng nói gì về việc thi hành án vụ SVĐ Chi Lăng?

Chiều 7/7, tại buổi thảo luận tại hội trường ở kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng lần thứ 15 khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, ông Trần Phước Thu - Cục trưởng Cục thi hành án dân sự TP Đà Nẵng cho hay, vụ án SVĐ Chi Lăng do Cục thi hành án dân sự TP HCM và Cục thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi ủy thác để thu hồi gần 4.132 tỉ đồng. Đây là số tiền gốc, tính đến thời điểm hiện tại thêm 4.000 tỉ đồng thì đảm bảo việc thi hành án.

Theo ông Thu, ngoài tài sản là khu phức hợp thương mại và dịch vụ cao tầng tại SVĐ Chi Lăng, còn có quyền sử dụng đất là tài sản gắn liền với đất tại số 209 đường Trường Chinh (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng).

Sau khi Cục thi hành án dân sự TP Đà Nẵng nhận được bản án của TAND TP HCM đối với Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh, lãnh đạo Cục thi hành án dân sự TP đã báo cáo Thường trực Thành ủy và các lãnh đạo. Và Cục đã có những văn bản tới các cơ quan ban, ngành hỗ trợ xác minh điều kiện thi hành án với khu phức hợp tại SVĐ Chi Lăng.

“Trong thời gian phối hợp, Cục thi hành án thấy rằng đây là vụ việc rất vướng mắc và phức tạp. Vì đây là tài sản tình trạng pháp lý chưa rõ ràng, mặc dù bản án đã tuyên và kê biên để đảm bảo việc thi hành án. Ngoài ra, tại khu đất của SVĐ Chi Lăng trước đây đã được UBND TP Đà Nẵng phân thành 14 lô và cấp giấy chứng nhận cho các công ty con thuộc tập đoàn Thiên Thanh 10 lô, còn 4 lô hiện nay chưa được cấp giấy chứng nhận và chưa giải tỏa”, ông Thu nói.

Cục thi hành án dân sự Đà Nẵng nói gì về việc thi hành án vụ SVĐ Chi Lăng? ảnh 1
Ông Trần Phước Thu – Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Đà Nẵng thông tin về việc thi hành án SVĐ Chi Lăng.

Cũng theo ông Thu, việc đền bù cho các hộ dân, bàn giao mặt bằng cho UBND TP giao cho các công ty con thuộc Tập đoàn Thiên Thanh, đến nay vẫn chưa hoàn thành. Bên cạnh đó, các hộ dân, trụ sở doanh nghiệp đang hoạt động tại vị trí này và vẫn chưa giải tỏa. Các thủ tục giao đất cho các công ty con thuộc Tập đoàn Thiên Thanh vẫn chưa đảm bảo về mặt pháp lý theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, mục đích khu phức hợp SVĐ Chi Lăng là để thực hiện đầu tư, nếu dự án này xé lẻ ra thì sẽ phá vỡ quy hoạch thành phố, do đó không thi hành được.

Ông Thu cho biết, trong giai đoạn thi hành án, UBND TP, Ban chỉ đạo thi hành án TP đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ với nguyện vọng của người dân muốn giữ lại SVĐ này.  Thủ tướng Chính phủ sau đó đã giao lại Bộ Tư pháp, Bộ cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng tháo gỡ những vướng mắc. Trong năm 2018, 2019, có 2 đoàn của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương  đã về kiểm tra thực tế và ghi nhận những khó khăn...

Xét thấy những vướng mắc, nên Cục Thi hành án dân sự TP đã kiến nghị Chánh án TAND tối cao và Viện KSND tối cao xem xét kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm đối với những vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản Khu phứchợp SVĐ Chi Lăng. 

"Tháng 7/2019, Cục Thi hành án dân sự TP đã có văn bản gửi TAND Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Viện KSND Tối cao đã nhận được văn bản và phản hồi. Tuy nhiên, TAND Tối cao vẫn chưa phản hồi", ông Thu thông tin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một mối lo ngại khi sinh con của người trẻ tuổi ở Nam Á là chi phí sinh nở. Ảnh: UNICEF

Đằng sau xu hướng không sinh con ở Nam Á

GD&TĐ - Hầu hết các quốc gia ở Nam Á đang phải vật lộn với tăng trưởng kinh tế chậm, lạm phát gia tăng, tình trạng thiếu việc làm và nợ nước ngoài.