Cứ 4 trẻ em lướt web có 1 trẻ bị bắt nạt

Cứ 4 trẻ từ 12 đến 17 tuổi thì 1 em là nạn nhân của nạn bạo lực Internet dưới các hình thức khác nhau, Kaspersky dẫn thông tin từ NetChildrenGoMobile.
Cứ 4 trẻ em lướt web có 1 trẻ bị bắt nạt

Bắt nạt qua Internet, vấn nạn bạo lực khi sử dụng công nghệ số đã và đang trở nên nghiêm trọng, hãng bảo mật Kaspersky cho biết.

Hậu quả là: Trẻ trở nên tách biệt, giấu diếm; việc học bị ảnh hưởng và chúng có thể trở nên chán nản, hay gây hấn với người khác hoặc thậm chí có xu hướng tự tổn thương bản thân.

Vì thế cha mẹ phải nhận thức được vấn đề và biết cách để đối phó ngay từ những ngày đầu tiên.

Kaspersky cho rằng không phải mọi sự đe dọa đều có thể giải quyết bằng công nghệ, các bậc phụ huynh nên chọn "tình yêu thương và ủng hộ chân thành" cho trẻ em.

Dưới đây là những lời khuyên mà hãng bảo mật Nga, cùng với các chuyên gia tâm lý, khuyên phụ huynh nên làm khi phát hiện con có giấu hiệu bị bắt nạt:

1. Hãy luôn ở bên trẻ, không thành kiến, không phán xét mà chỉ trao gửi yêu thương. Vào lúc này, các em rất cần được an ủi rằng bất kể chuyện gì đã xảy ra hay có làm gì đi nữa, bạn vẫn luôn ở bên ủng hộ.

2. Đừng xem nhẹ vấn đề. Ngay lúc này, điều quan trọng nhất chính là cuộc sống của con bạn. Trong tình trạng tâm hồn tổn thương, con bạn sẽ không có khả năng suy nghĩ một cách lí trí, vì thế hãy để chúng biết bạn hiểu được sự nghiêm trọng của tình hình và thông cảm cho nỗi đau của các em.

3. Đây vẫn chưa là thời điểm để nói lý lẽ. Đừng nói rằng các em đã gây ra vấn đề, dù thậm chí sự thật là vậy. Điều đó có thể là rào cản khiến đứa trẻ nghĩ bạn không hiểu chúng.

4. Sự đồng cảm chân thành thật sự cần thiết. Điều quan trọng là con bạn biết rằng bạn có cùng cảm nhận với chúng. Hãy giải thích rằng bạn đã từng đối mặt những thách thức tương tự - dù không phải trên Internet nhưng vẫn rất khó khăn.

Đừng nói rằng bạn còn chịu đựng nhiều hơn thế hay bạn đã mạnh mẽ đối đầu như thế nào. Hãy nói rằng những lúc ấy điều bạn cần nhất chính là một người lắng nghe, thấu hiểu và bên cạnh.

5. Chỉ khi bạn đã có được sự tin tưởng của đứa trẻ - điều cần thời gian và không nên vội vàng – thì hãy bắt đầu nói đến vấn đề. Đừng đoán xem chúng đang định nói gì. 

Hãy để chúng tự bắt chuyên và kể với bạn về điều đó theo cách của chúng. Điều này rất quan trọng để con bạn có thể tự trút bỏ gánh nặng.

Trong chiến dịch chống lại bạo lực Internet, Kaspersky Lab đã phát triển một cổng thông tin tương tác mới “Words Can Save” chứa nhiều thông tin về vấn đề và hướng dẫn các bậc cha mẹ qua các dấu hiệu ngầm của bạo lực Internet ở con trẻ.

Trang wordscansave.me giúp các bậc cha mẹ hiểu tầm quan trọng của việc gần gũi với trẻ và giúp đỡ chúng với ngôn từ phù hợp.

Theo ITC News/ Kaspersky
Giá vàng cuối tuần quay đầu giảm nhẹ

Giá vàng cuối tuần quay đầu giảm nhẹ

GD&TĐ - Giá vàng trong nước ngày cuối tuần (4/6) lại quay đầu giảm nhẹ so với phiên trước, giá vàng JSC hiện ở mức 67,05 triệu đồng/lượng (bán ra).
Ảnh minh họa/INT

Tăng hay giảm?

GD&TĐ - Bộ GTVT đã có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu có giải pháp khẩn trương thực hiện việc xây dựng giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vì nắng nóng

GD&TĐ - Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý mạn tính, gồm các bệnh về tim mạch.
Học sinh được giới thiệu về quá trình vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến ở thành Tân Sở.

Đưa trò về miền di sản

GD&TĐ - Thời gian qua, các tour du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đã thu hút học sinh các trường học trên địa bàn Quảng Trị.
Từ quả mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang lại giá trị cao.

Công nghệ gia tăng giá trị cho cây mắc ca

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất sữa chua, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi từ mắc ca.
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.