Con gái đỗ trường đại học danh tiếng, khi dọn ngăn kéo bàn học mẹ òa khóc khi thấy những thứ bên trong

Con gái đỗ trường đại học danh tiếng, khi dọn ngăn kéo bàn học mẹ òa khóc khi thấy những thứ bên trong

Kỳ thi tuyển sinh đại học là một bước ngoặt lớn cho mỗi học sinh ở Trung Quốc. Trong xã hội đầy cạnh tranh, nếu các em không tự khẳng định bản thân từ bây giờ thì trong tương lai cuộc sống sẽ rất khó khăn. 

Chính vì vậy, cha mẹ nào cũng luôn kỳ vọng con mình có thể đạt được thành tích cao trong kỳ tuyển sinh đại học và ghi danh vào những trường danh tiếng. 

Tuy nhiên, không phải em nào cũng đỗ vào trường đại học mơ ước. Ngoài việc chăm chỉ học tập, để có được điểm thi xuất sắc thì các em phải có phương pháp và kế hoạch học tập tốt. Câu chuyện của nữ sinh sau đây là ví dụ.

Lý Hoa, đã đạt điểm số 731/750 trong kỳ thi tuyển sinh đại học gần đây và ghi tên mình vào trường Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc - ngôi trường mơ ước của mọi người. Nhưng điều khiến cô nổi tiếng không phải điểm số kia mà nhờ bức ảnh mẹ cô đăng tải. 

Con gái đỗ trường đại học danh tiếng, khi dọn ngăn kéo bàn học mẹ òa khóc khi thấy những thứ bên trong ảnh 1
124 bút bi hết mực của Lý Hoa.

Đó là vào một lần, mẹ của Lý Hoa giúp con gái dọn dẹp phòng học. Bà đã mất vài phút "đứng hình" nhìn đống bút bi được sắp xếp gọn gàng trong ngăn kéo bàn học. Điều đáng nói là những chiếc bút đã hết mực và người mẹ đã òa khóc thương con.

Theo chia sẻ, trong ngăn kéo có tất cả 124 chiếc bút hết mực. Lý Hoa học hành chăm chỉ đến mức cứ 2 ngày lại phải đi mua bút 1 lần. Không những thế, cô bé mắc bệnh đau lưng nhưng vẫn cố chịu đựng những cơn đau để học bài.

Mẹ của Lý Hoa là giáo viên dạy môn Hóa ở một trường trung học cơ sở. Bà hiểu chuyện học hành là vô cùng khó khăn, nhất là kỳ thi tuyển sinh đại học. Nhìn đống bút bi hết mực, bà hiểu sự nỗ lực không ngừng nghỉ đã mang lại thành công cho con gái.

Câu chuyện của Lý Hoa khiến mọi người xúc động và nể phục. Tuy nhiên, trước đó, nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Long Ứng Đài từng nói với con trai của bà rằng: 

"Mẹ yêu cầu con học tập chăm chỉ không phải chỉ mong muốn con sẽ thành công hơn những người khác, mà vì hy vọng con có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai, tìm được công việc ý nghĩa, đúng với ước mơ mà không cần phải bắt buộc làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm.

Nếu con giỏi thì con sẽ có nhiều cơ hội, nắm quyền quyết định điều con muốn. Ngược lại, con không đủ khả năng thì hãy chấp nhận cuộc đời mình bị người khác điều khiển số phận.

Con muốn sở hữu thứ mà người khác không chạm tới, thì phải chấp nhận trả giá cho những nỗ lực mà người khác không thể, không có mục tiêu con sẽ không bao giờ có được hạnh phúc".

Thế mới biết, thành công ngày mai là sự nỗ lực hết mình của mỗi người trong ngày hôm nay. Không có điều gì đến dễ dàng nhưng cũng không có gì là không thể nếu như mình cố gắng hết sức. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.