Có nên làm phụ huynh "đau tim" bởi tin giật gân?

Có nên làm phụ huynh "đau tim" bởi tin giật gân?
Học phí ĐH vào năm 2010 không hề tăng như vậy. (Ảnh minh hoạ)

Học phí ĐH vào năm 2010 không hề tăng như vậy. (Ảnh minh hoạ)

Không khỏi bang hoàng, tôi lần tìm Dự thảo  do Bộ GD&ĐT soạn về Nghị định của Chính phủ Quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015. 

Thực tế: Học phí ĐH vào năm 2010 không hề tăng như vậy! 

Theo dự thảo Nghị định này thì Khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học theo các nhóm ngành đào tạo có chất lượng đại trà từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014 – 2015 được xác định:      

a) Khung học phí đối với cơ sở giáo dục đại học theo các nhóm ngành đào tạo có chất lượng đại trà  từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 như  sau:

Đơn vị: Đồng/tháng  

Nhóm ngành

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật

290.000

350.000

410.000

480.000

550.000

2. Kỹ  thuật, công nghệ

310.000

390.000

480.000

560.000

650.000

3. Khoa học tự nhiên

310.000

390.000

480.000

560.000

650.000

4. Nông - lâm - thuỷ sản

290.000

350.000

410.000

480.000

550.000

5. Y dược

340.000

450.000

560.000

680.000

800.000

6. Thể dục thể thao, nghệ thuật

310.000

390.000

480.000

560.000

650.000

b) Khung học phí đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, cao đẳng nghề, đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ có chất lượng đại trà từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 được xác định theo hệ số điều chỉnh như sau:

Trình độ đào tạo

Hệ  số so với đại học

1. Trung cấp chuyên nghiệp

0,7

2. Cao đẳng, cao đẳng nghề

0,8

3. Đại học

1

4. Đào tạo thạc sỹ

1,5

5. Đào tạo tiến sỹ

2,5

  c) Khung học phí của trung cấp nghề của các nhóm ngành đào tạo có chất lượng đại trà từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015 như sau:

Đơn vị: Đồng/tháng 

Nhóm ngành

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1. Khối thăm dò địa chất, thuỷ văn, khí tượng

270.000

370.000

470.000

580.000

700.000

2. Khối hàng hải

260.000

340.000

420.000

500.000

610.000

3. Khối y tế, dược

250.000

330.000

410.000

490.000

580.000

4. Khối cơ khí luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng

240.000

320.000

400.000

480.000

560.000

5. Khối  công nghệ lương thực và thực phẩm

230.000

310.000

380.000

460.000

540.000

6. Khối kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hoá

230.000

300.000

380.000

460.000

530.000

7. Khối văn hoá, thể thao - du lịch

230.000

300.000

380.000

460.000

520.000

8. Khối kỹ thuật điện tử, bưu chính viễn thông

230.000

300.000

370.000

430.000

500.000

Từ thông tin báo chí nêu và  thông tin Dự thảo, có thể khẳng định rằng: Mức học phí tăng từ 2 đến 3,3 lần như tờ báo vừa nêu phải nằm ở thời điểm năm… 2014! So với mức trần khung học phí hiện nay (240.000đ/tháng), thì vào năm học 2010-2011, ở bậc ĐH, ngành đóng học phí cao nhất (Y Dược), chỉ cao hơn 100.000đ/tháng; kế đó, ngành Kỹ thuật, Khoa học tự nhiên, thể dục thể thao: tăng  70.000đ/tháng! Các ngành kinh tế, khoa học xã hội chỉ tăng 50.000đ/tháng!

Gọi điện thoại báo liền cho chị Hai ở quê yên tâm. Chị Hai thở phào rồi cười xòa trong điện thoại: “Tối qua  không ngủ được vì tin đó…!”. Chị Hai yên tâm rồi nhưng tôi thì trăn trở mãi về cách thông tin của bài báo đưa. Liệu có nên đưa mức học phí được tính toán ở thời điểm năm 2014 để xác định cho năm 2010 hay không? Liệu có cần thiết làm người học và hàng triệu gia đình có con đi học ĐH, CĐ, TCCN thêm giật mình thon thót giữa lúc xăng dầu tăng giá, thực phẩm tăng giá… nữa hay không? Tôi không biết lí do vì sao lại có khẳng định: Năm 2010: học phí ĐH  tăng gấp 2-3,3 lần. Nhưng cảm thấy đắng lòng vì câu nói thật thà của người phụ nữ quê nghèo: Tối qua không ngủ được.

Mai Xuân Thành

(Tân Bình, TPHCM)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ